Ngày 5 tháng 5 năm 2024 Trang chủ   |   Giới thiệu   |   Sự kiện   |   Album ảnh   |   Đăng ký   |   Thư viện   |   Liên hệ  
 
Thông tin chính
 Tổ chức-Điều lệ
 Tin tức -Sự kiện
 Olympic Toán SVQT
 Olympic Hà Nội MR
 Trại hè Hùng Vương
 Trại hè Phương Nam
 Olympic Singapore
 Hội nghị khoa học
 Kỷ niệm 30 năm
 Thông báo của Hội
 
Thư viện Tài liệu
 CLB Hội Toán học
 Nhà toán học
 Ảnh nghệ thuật
 Trao đổi Học thuật
 Trang thơ, văn học
 Công nghệ mới
 
Liên kết ngoài
Album ảnh kkhối chuyên Toán Tin
Website hội toán học VN
Tạp chí toán học tuổi trẻ
Website hội ứng dụng Toán học VN
   Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán
 
 
 
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Toán của Hà Nội
 
 

Thực hiện chương trình phối hợp công tác với Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội, học kỳ I năm học 2013 – 2014, Hội Toán học Hà Nội đã tiến hành triển khai 4 đợt bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Toán THCS và THPT của Hà Nội.
Đợt I tiến hành ngày 28 – 29 tháng 10 năm 2013 tại trường THPT Tùng Thiện, Sơn Tây. GS. TSKH. NGND. Nguyễn Văn Mậu, Chủ tịch Hội Toán học Hà Nội giảng chuyên đề: “Tam thức bậc (α) và các dạng toán liên quan tọa độ”.


Trên 100 giáo viên Toán của các trường THPT thuộc địa bàn thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ đã dự bồi dưỡng. Bài giảng của GS. thiết thực, gắn với chương trình Toán ở bậc THPT như các vấn đề về tọa độ, về sắp thứ tự và so sánh các số - quen thuộc với giáo viên Toán nhưng vẫn hấp dẫn vì được hệ thống hóa và mở rộng kiến thức. Khi giảng về “Tam thức bậc 3” GS. đã giới thiệu bài toán liên quan, xây dựng công thức tổng quát để giải phương trình bậc ba: ax3 + bx2 + cx + d = 0 (a ≠ 0) do GS. nghiên cứu và viết ra cách đây khoảng 20 năm. Nghe xong mọi người mới vỡ lẽ, hóa ra phương trình bậc 3 một ẩn cũng có công thức tổng quát để giải, giống như phương trình bậc 2 một ẩn vậy. Ra về, mọi người còn tiếc nuối, giá được nghe giảng thêm thì thú vị biết bao.
Đợt II tiến hành trong ngày 5 tháng 11 năm 2013 tại trường THCS Cổ Nhuế, Từ Liêm. PGS. TS. Nguyễn Minh Tuấn, Phó tổng thư ký Hội Toán học Hà Nội giảng chuyên đề: “Nguyên lý Dirichlet và những bài toán liên quan” cho giáo viên cốt cán Toán THCS của các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh và 10 quận nội thành Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên, Cầu Giấy, Tây Hồ và Hà Đông. Hội trường của trường THCS Cổ Nhuế khá rộng (150 chỗ ngồi) vẫn không đủ, phải ngồi ở cả ngoài hành lang để nghe giảng “Nguyên lý Dirichlet”, một nội dung không mới. Mặc dù đây là một trực giác đơn giản “Nếu có n con chim bồ câu, được đặt vào m chuồng với n > m thí ít nhất một chuồng có nhiều hơn 1 con chim bồ câu” nhưng nó lại được dùng để chứng minh nhiều bất ngờ trong Toán học. Với 30 ví dụ trong bài giảng, PGS. đã cung cấp cho người nghe nhiều điều thú vị, đặc biệt, sau mỗi ví dụ đều có nhận xét và hướng dẫn để giáo viên có thể tự tạo ra nhiều bài toán tương tự dành cho học sinh THCS luyện tập. Quan niệm của PGS: không phải giảng viên cung cấp toàn bộ kiến thức cho người nghe mà là gieo vào đầu óc người nghe những ý tưởng để người nghe có thể phát triển rộng và sâu hơn.
Đợt III tiến hành ngày 29 tháng 11 năm 2013, tại trường THPT Đống Đa, Hà Nội. GS. Nguyễn Văn Mậu giảng chuyên đề: “Các phương pháp giải phương trình và bất phương trình”. Giáo viên cốt cán Toán THPT của các quận nội thành, các huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Hoài Đức, Đan Phượng, Chương Mỹ, Quốc Oai đã tới dự bồi dưỡng. Tên chuyên đề nghe đơn giản, tưởng như không có gì mới, nhưng khi nghe giảng mới thấy sâu sắc, lí thú. Nội dung chuyên đề khá dài, gồm 2 chương, mỗi chương 4 mục (56 trang in khổ giấy A4). GS. đã nêu lên những vấn đề khái quát như ý nghĩa của phương trình, số nghiệm của phương trình, một số ví dụ minh họa và liên hệ với đời sống nhằm giúp người nghe lĩnh hội tốt nội dung, khi về nhà đọc tài liệu bồi dưỡng. Buổi học thu được kết quả tốt, được thầy Phạm Đức Hoan, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khẳng định và thay mặt Sở, thầy hết sức cám ơn Hội Toán học Hà Nội, cám ơn GS. Mậu đã có buổi bồi dưỡng chất lượng tốt đối với giáo viên Toán THPT Hà Nội.
Đợt IV tiến hành ngày 14 tháng 12 năm 2013 tại trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Gia Lâm. Đối tượng tham dự bồi dưỡng là toàn bộ giaó viên Toán THPT của cụm trường huyện Gia Lâm và quận Long Biên, Hà Nội. TS. Phạm Thị Bạch Ngọc, Tổng biên tập Tạp chí Toán học và Tuổi trẻ đã giới thiệu 3 phương pháp chứng minh bất đẳng thức:
- Phương pháp sử dụng tính chất tiếp tuyến của hàm số
- Phương pháp sử dụng tính chất thuần nhất của bất đẳng thức
- Phương pháp tham số hóa.
Ở mỗi phương pháp, giảng viên đều nêu rõ ý tưởng cùng cơ sở lí thuyết của phương pháp, minh họa bằng các bài toán thi Olympic của các nước Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp, đề thi đại học khối A của Việt Nam các năm 2009, 2013,... Với 15 ví dụ minh họa có lời giải chi tiết, giảng viên đã cung cấp kiến thức cần thiết để giáo viên giảng dạy cho học sinh sử dụng các phương pháp trên chứng minh bất đẳng thức (mới đối với học sinh THPT),
Các đợt bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Toán THCS và THPT được giáo viên hoan nghênh vì nó bổ ích thật sự, Mọi người chăm chú lắng nghe, ghi chép từ đầu đến cuối, không ai bỏ về giữa chừng. Một nhà giáo lão thành – tham dự các buổi bồi dưỡng – phải thốt lên: Đúng là các GS., PGS., TS. giảng có khác, hấp dẫn về nội dung, tạo được sự ham mê học hỏi, cách truyền đạt nhẹ nhàng, sâu sắc. Đạt được kết quả trên có sự kết hợp chặt chẽ giữa Sở Giáo dục Đào tạo, trường Bồi dưỡng giáo viên và Hội Toán học Hà Nội. Các cơ sở đăng cai lớp bồi dưỡng cũng rất nhiệt tình, chuẩn bị chu đào hội trường, các phương tiện nghe nhìn và in các đề cương bài giảng, giúp giảng viên tham gia bồi dưỡng thuận lợi và kết quả.

 


Tin và ảnh: Thẩm Ngọc Khuê
Phó Tổng thư ký Hội.
 

[ Cập nhật: 06/01/2013; ]
  • Về trang tin
    HMS.ORG.VN : Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Toán của Hà Nội
    Tin liên quan:\ Tin tức -Sự kiện
    Tổ chức Hội thảo khoa học: “Một số chuyên đề Toán Olympic chọn lọc bồi dưỡng học sinh giỏi” tại huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng (3/5/2024)
    Căn cứ Công văn 3515/BGDĐT-GDTH ngày 16/4/2020 của Bộ Giáo dục
    và Đào tạo về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình
    giáo dục phổ thông cấp THCS; Công văn số 2156/SGDĐT-GDTrH ngày
    15/8/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc Hướng dẫn nhiệm vụ
    Giáo dục Trung học năm học 2023-2024, tiếp tục đổi mới phương pháp, hình
    thức dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông
    2018; Công văn 600/PGDĐT ngày 01/9/2023 của Phòng GDĐT Vĩnh Bảo về
    việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2023-2024.
    Căn cứ văn bản số VB2/HTKH ngày 12/4/2024 của Hội Toán học Hà Nội về
    việc tổ chức Hội thảo khoa học: “Một số chuyên đề Toán Olympic chọn lọc bồi
    dưỡng học sinh giỏi” tại huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng.



    [Cập nhật: 03/5/2024; Ban bien tap]

    Chi tiết..


    SEMINAR GIẢI TÍCH ĐẠI SỐ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ, ĐHQG HÀ NỘI (13/4/2024)
    Nhằm thực hiện liên kết thường niên của khối các trường, viện, hội và đưa ứng dụng của các kết quả nghiên cứu vào giảng dạy, Hội Toán học Hà Nội tổ chức Seminar Giải tích – Đại số tại Trường Đại học Công nghệ ngày 4/4/2024. Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN là một trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, được thành lập vào năm 2004, địa chỉ tại 144 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội.


    [Cập nhật: 13/4/2024; Ban biên tập]

    Chi tiết..


    HỘI THẢO KHOA HỌC LIÊN KẾT CỦA HỘI TOÁN HỌC HÀ NỘI VÀ ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG (13/4/2024)
    Nhằm thực hiện các mục tiêu đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo về các chương trình bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ
    giáo viên đại học, cao đẳng và các trường THPT, đặc biệt là đưa các công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng vào giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, Hội Toán học Hà Nội và Trường Đại học Phương Đông đồng tổ chức hội thảo khoa học:
    Toán học và ứng dụng của Toán học trong một số ngành đào tạo đại học



    [Cập nhật: 13/4/2024; Ban biên tập]

    Chi tiết..


    SỘP-MỘT ĐẠI DIỆN CỦA MỘT THẾ HỆ TOÁN VIỆT NAM (11/4/2024)
    Tạ Duy Phượng
    1. Tôi băn khoăn khi đặt tít cho bài viết: Dùng từ Sộp hay Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Trần Văn Nhung… Sộp thì nghe dân dã quá, mà Giáo sư Tiến sĩ Khoa học thì nghe hơi trịnh trọng quá, mà vẫn chưa đủ, chả lẽ lại thêm: Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nguyên Tổng thư kí Hội đồng Học hàm học vị, rồi còn bao nhiêu thứ Nguyên khác (Nguyên Hội trưởng Hội toán học Hà Nội,…). Nhưng cuối cùng tôi quyết định dùng Sộp, vì Sộp nói lên được sự trưởng thành của cả một thế hệ vượt lên cái khổ của thời đại, và có lẽ bác Nhung cũng thích từ này, vì bác đã có cả một quyển sách tái bản 4 lần với tiêu đề Sộp thành nhà giáo cơ mà…



    [Cập nhật: 11/4/2024; Tạ Duy Phượng]

    Chi tiết..



  • © 2009 Trang tin của Hội Toán học Hà Nội

    website: http://hms.org.vn

    Điện thoại: 04-35576851 Email: hmsmnv@gmail.com.