Ngày 4 tháng 5 năm 2024 Trang chủ   |   Giới thiệu   |   Sự kiện   |   Album ảnh   |   Đăng ký   |   Thư viện   |   Liên hệ  
 
Thông tin chính
 Tổ chức-Điều lệ
 Tin tức -Sự kiện
 Olympic Toán SVQT
 Olympic Hà Nội MR
 Trại hè Hùng Vương
 Trại hè Phương Nam
 Olympic Singapore
 Hội nghị khoa học
 Kỷ niệm 30 năm
 Thông báo của Hội
 
Thư viện Tài liệu
 CLB Hội Toán học
 Nhà toán học
 Ảnh nghệ thuật
 Trao đổi Học thuật
 Trang thơ, văn học
 Công nghệ mới
 
Liên kết ngoài
Album ảnh kkhối chuyên Toán Tin
Website hội toán học VN
Tạp chí toán học tuổi trẻ
Website hội ứng dụng Toán học VN
   Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán
 
 
 
Liên kết bồi dưỡng học sinh giỏi: Chung tay đào tạo nhân tài
 

   Tổ chức với sự phối hợp của Sở Giáo dục-Đào tạo Gia Lai và Hội Toán học Hà Nội, Hội thảo liên kết bồi dưỡng học sinh giỏi và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên (từ ngày 19 đến 20-4) đã cho thấy tính hiệu quả của hoạt động này qua 4 lần tổ chức.

   Sau các hội thảo ở Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Định, Hội thảo tại Gia Lai lần này đã thu hút đông đảo cán bộ và giáo viên các trường THPT chuyên các tỉnh trong khu vực về tham dự với mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo mũi nhọn cũng như đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài, góp phần rút ngắn khoảng cách về kiến thức giữa học sinh khu vực Duyên hải Nam Trung bộ-Tây Nguyên với các khu vực khác trong cả nước.

   Những giải pháp “ra biển lớn”?

   Theo ghi nhận, Hội thảo năm nay đã đề cập đến vấn đề được rất nhiều trường quan tâm khi có đến 4/8 tham luận liên quan đến việc nâng cao trình độ tiếng Anh cho giáo viên và bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn này, nhất là với yêu cầu dạy học các môn Khoa học Tự nhiên bằng tiếng Anh trong các trường THPT chuyên hiện nay. Bà Bùi Thị Lan Anh-Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Giữ (Bình Định), khẳng định: “Vai trò của tiếng Anh là rất cần thiết, nếu chúng ta muốn vươn ra tầm quốc tế thì khả năng ngoại ngữ là đặc biệt quan trọng để giúp cho học sinh của chúng ta hội nhập”. Tất nhiên, với yêu cầu trên thì việc nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giáo viên là đòi hỏi thiết yếu. Một trong những giải pháp được đưa ra là phối hợp với các cơ sở đào tạo ngoại ngữ có uy tín trong cả nước để mở các lớp tập huấn về phương pháp giảng dạy bằng tiếng Anh đối với các môn tự nhiên; sử dụng giáo trình của nước ngoài, sau đó cải biên cho phù hợp với tình hình thực tế của từng trường bởi hiện tại Bộ Giáo dục-Đào tạo vẫn chưa có giáo trình thống nhất.
 
 

   Không chỉ với các môn học trong nhà trường phổ thông mà cả cuộc thi khoa học kỹ thuật cũng đòi hỏi phải có ngoại ngữ nếu muốn “ra biển lớn”. Vì vậy, nói như ông Huỳnh Văn Bảy - Phó Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo Lâm Đồng, thì “phải xem tiếng Anh là một rào cản phải vượt qua nếu muốn tham gia các cuộc thi quốc tế. Khi cần thiết, phải tổ chức các hoạt động bổ trợ về ý tưởng khoa học cũng như về ngoại ngữ”. Để làm được điều này, bên cạnh hội thi ý tưởng sáng tạo, Sở Giáo dục-Đào tạo Lâm Đồng đã khuyến khích các đơn vị tổ chức các hội thi hùng biện bằng tiếng Anh, tiếng Pháp trong nhà trường phổ thông.

   Cùng với các tham luận nói trên, Hội thảo cũng trình bày nhiều nội dung được đánh giá cao như: Thực trạng và một số giải pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, kinh nghiệm trong công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa, kinh nghiệm xây dựng và tìm tài liệu giảng dạy chuyên đề môn Ngữ văn… Bên lề Hội thảo, một nội dung khác cũng quan trọng không kém là thảo luận về các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán tổ chức tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương, do Giáo sư-Tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Mậu-Chủ tịch Hội Toán học Hà Nội, chủ trì. Ngoài ra, các đại biểu còn có buổi giao lưu rất thân mật, sôi nổi với học sinh các lớp chuyên Toán của nhà trường.

   Liên kết là tất yếu

   Chia sẻ về những khó khăn trước khi tham gia vào hoạt động liên kết giữa các trường THPT chuyên trong khu vực, ông Lê Thanh Bình-Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (Kon Tum), cho hay: Trước đây, nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm quản lý đội tuyển và giáo viên dạy chuyên. Về phía giáo viên cũng còn gặp một số khó khăn nhất định như chương trình dạy chưa chính thống, kinh nghiệm bồi dưỡng một số môn như Sinh học, Vật lý còn thiếu. “Qua hoạt động giao lưu này, chúng tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Về phía Ban Giám hiệu thì học hỏi được kinh nghiệm xây dựng bộ môn, tham mưu với cấp trên về cơ chế thu hút và tạo điều kiện cho giáo viên dạy chuyên. Còn giáo viên thì ít nhất họ có 3 điều: Thứ nhất là có chương trình chuyên chính thống từ cấp thấp đến cấp cao, thứ 2 là trao đổi được kinh nghiệm giảng dạy và thứ 3 là xác định được năng lực tự học của mình, vì khi giao lưu với các trường bạn thì họ thấy được rằng phải phát huy nội lực cá nhân. Tôi nhấn mạnh lần nữa là những hội thảo liên kết khu vực này rất bổ ích”-ông Bình nói.
 
 

   Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành còn hào hứng cho biết thêm, hoạt động liên kết đã mang lại hiệu quả cao trong công tác đào tạo mũi nhọn của nhà trường. Cụ thể: Trong kỳ thi Olympic 30-4 mới đây, trường có 40/44 học sinh tham gia dự thi đạt giải, trong đó có 17 huy chương vàng, 16 huy chương bạc và 7 huy chương đồng. Đặc biệt, năm học 2012-2013 là năm mà học sinh nhà trường gặt hái được những kết quả rất cao với 4 giải nhì, 3 giải ba và 9 giải khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Ông Lê Ngọc Lộc-Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hùng Vương (Gia Lai), cũng phân tích nhiều cái lợi của việc tham gia liên kết bồi dưỡng học sinh giỏi giữa các trường: “Nhiều trường ở nhiều tỉnh thành cùng liên kết mời thầy, mời chuyên gia đầu ngành tham gia giảng dạy cho học sinh, như vậy chi phí sẽ giảm so với việc từng trường tổ chức riêng lẻ; học sinh có thêm nhiều cơ hội giao lưu, có nhiều bạn nhiều thầy; giữa các trường có sự hăng hái, nhiệt huyết trong thi đua”.

   Nhận định về hoạt động liên kết giáo dục mang tầm khu vực này, ông Phạm Ngọc Thạch- Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo Gia Lai, nêu quan điểm: Điều kiện của khu vực miền Trung-Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, trong đó xuất phát điểm thấp và cơ sở nghiên cứu còn nhiều hạn chế, ngoài ra việc liên kết còn rời rạc, chưa chia sẻ được kinh nghiệm nhiều. “Vì vậy, tôi cho rằng việc liên kết tổ chức trao đổi kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh giỏi môn Toán thông qua hình thức hội thảo như thế này là hết sức cần thiết, qua đó chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ngày càng cao và kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi ở các tỉnh được nâng lên. Riêng Gia Lai qua những đợt đi học tập kinh nghiệm thì kết quả mang lại cho Trường THPT Chuyên Hùng Vương là rất tốt”-Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo Gia Lai chia sẻ ./.

- Phương Duyên -

[ Cập nhật: 02/5/2014; Phương Duyên ]
  • Về trang tin
    HMS.ORG.VN : Liên kết bồi dưỡng học sinh giỏi: Chung tay đào tạo nhân tài
    Tin liên quan:\ Tin tức -Sự kiện
    Tổ chức Hội thảo khoa học: “Một số chuyên đề Toán Olympic chọn lọc bồi dưỡng học sinh giỏi” tại huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng (3/5/2024)
    Căn cứ Công văn 3515/BGDĐT-GDTH ngày 16/4/2020 của Bộ Giáo dục
    và Đào tạo về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình
    giáo dục phổ thông cấp THCS; Công văn số 2156/SGDĐT-GDTrH ngày
    15/8/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc Hướng dẫn nhiệm vụ
    Giáo dục Trung học năm học 2023-2024, tiếp tục đổi mới phương pháp, hình
    thức dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông
    2018; Công văn 600/PGDĐT ngày 01/9/2023 của Phòng GDĐT Vĩnh Bảo về
    việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2023-2024.
    Căn cứ văn bản số VB2/HTKH ngày 12/4/2024 của Hội Toán học Hà Nội về
    việc tổ chức Hội thảo khoa học: “Một số chuyên đề Toán Olympic chọn lọc bồi
    dưỡng học sinh giỏi” tại huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng.



    [Cập nhật: 03/5/2024; Ban bien tap]

    Chi tiết..


    SEMINAR GIẢI TÍCH ĐẠI SỐ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ, ĐHQG HÀ NỘI (13/4/2024)
    Nhằm thực hiện liên kết thường niên của khối các trường, viện, hội và đưa ứng dụng của các kết quả nghiên cứu vào giảng dạy, Hội Toán học Hà Nội tổ chức Seminar Giải tích – Đại số tại Trường Đại học Công nghệ ngày 4/4/2024. Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN là một trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, được thành lập vào năm 2004, địa chỉ tại 144 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội.


    [Cập nhật: 13/4/2024; Ban biên tập]

    Chi tiết..


    HỘI THẢO KHOA HỌC LIÊN KẾT CỦA HỘI TOÁN HỌC HÀ NỘI VÀ ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG (13/4/2024)
    Nhằm thực hiện các mục tiêu đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo về các chương trình bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ
    giáo viên đại học, cao đẳng và các trường THPT, đặc biệt là đưa các công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng vào giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, Hội Toán học Hà Nội và Trường Đại học Phương Đông đồng tổ chức hội thảo khoa học:
    Toán học và ứng dụng của Toán học trong một số ngành đào tạo đại học



    [Cập nhật: 13/4/2024; Ban biên tập]

    Chi tiết..


    SỘP-MỘT ĐẠI DIỆN CỦA MỘT THẾ HỆ TOÁN VIỆT NAM (11/4/2024)
    Tạ Duy Phượng
    1. Tôi băn khoăn khi đặt tít cho bài viết: Dùng từ Sộp hay Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Trần Văn Nhung… Sộp thì nghe dân dã quá, mà Giáo sư Tiến sĩ Khoa học thì nghe hơi trịnh trọng quá, mà vẫn chưa đủ, chả lẽ lại thêm: Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nguyên Tổng thư kí Hội đồng Học hàm học vị, rồi còn bao nhiêu thứ Nguyên khác (Nguyên Hội trưởng Hội toán học Hà Nội,…). Nhưng cuối cùng tôi quyết định dùng Sộp, vì Sộp nói lên được sự trưởng thành của cả một thế hệ vượt lên cái khổ của thời đại, và có lẽ bác Nhung cũng thích từ này, vì bác đã có cả một quyển sách tái bản 4 lần với tiêu đề Sộp thành nhà giáo cơ mà…



    [Cập nhật: 11/4/2024; Tạ Duy Phượng]

    Chi tiết..



  • © 2009 Trang tin của Hội Toán học Hà Nội

    website: http://hms.org.vn

    Điện thoại: 04-35576851 Email: hmsmnv@gmail.com.