Ngày 27 tháng 4 năm 2024 Trang chủ   |   Giới thiệu   |   Sự kiện   |   Album ảnh   |   Đăng ký   |   Thư viện   |   Liên hệ  
 
Thông tin chính
 Tổ chức-Điều lệ
 Tin tức -Sự kiện
 Olympic Toán SVQT
 Olympic Hà Nội MR
 Trại hè Hùng Vương
 Trại hè Phương Nam
 Olympic Singapore
 Hội nghị khoa học
 Kỷ niệm 30 năm
 Thông báo của Hội
 
Thư viện Tài liệu
 CLB Hội Toán học
 Nhà toán học
 Ảnh nghệ thuật
 Trao đổi Học thuật
 Trang thơ, văn học
 Công nghệ mới
 
Liên kết ngoài
Album ảnh kkhối chuyên Toán Tin
Website hội toán học VN
Tạp chí toán học tuổi trẻ
Website hội ứng dụng Toán học VN
   Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán
 
 
 
HỘI THẢO KHOA HỌC : Một số chuyên đề Toán học qua 40 năm Việt Nam tham dự thi Olympic Toán quốc tế
 


Năm 1974 là năm đầu tiên học sinh Việt Nam tham dự thi Olympic Toán quốc tế (IMO) tại Cộng hòa Dân chủ Đức. Nhân kỷ niệm 40 năm Việt Nam dự thi IMO, Hội Toán học Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo Vĩnh Phúc tổ chức hội thảo khoa học: “Một số chuyên đề Toán học qua 40 năm Việt Nam tham dự thi Olympic Toán quốc tế” tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc trong ba ngày từ 8 đến 10 tháng 8 năm 2014.

Đây là hội thảo lần thứ 2 được Hội Toán học Hà Nội phối hợp với Vĩnh Phúc tổ chức tại Vĩnh Phúc kể từ năm 2010 đến nay (lần thứ nhất tổ chức vào ngày 15-16 tháng 10 năm 2011 tại Phúc Yên). Khách mời tới dự có đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo: TS. Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, ThS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, GS. TSKH. Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh GS Nhà nước. Đại diện thành phố Hà Nội có GS. TS. Vũ Hoan, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuât Hà Nội, ThS. Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội và nhiều vị lãnh đạo đại diện các sở GD và ĐT đã tới dự.
Thành phần hội thảo gồm các GS, PGS, các nhà khoa học, các nhà giáo lão thành của Hôi Toán học Hà Nội, các trưởng phó đoàn của đội tuyển Việt Nam qua các năm, các chuyên gia giáo dục, các cán bộ chỉ đạo chuyên môn từ các Sở Giáo dục và Đào tạo, các thầy giáo, cô giáo đang trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi của các tỉnh thành: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bắc Giang và đặc biệt có cả một số thầy giáo, cô giáo ở Đồng Tháp, Tây Ninh. Hai Tạp chí Toán: Toán học và Tuổi trẻ, Toán Tuổi thơ và một số học viên cao học của Viện Toán, của Trường Đại học Khoa hoc Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tới dự hội thảo.

Phát biểu khai mạc, ThS. Hoàng Minh Quân, Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Vĩnh Phúc chào mừng và cám ơn các vị đại biểu đã tới dự hội thảo. Ông cũng nêu lên những tiến bộ và kết quả đạt được của học sinh giỏi Vĩnh Phúc qua các kỳ thi Olympic Toán quốc tế và quốc gia. Từ năm 2006 đến nay đã có 6 học sinh của Vĩnh Phúc tham gia đội tuyển Việt Nam tham dự thi IMO đạt 1 huy chương vàng, 4 huy chương bạc và 1 huy chương đồng. Ông hy vọng hội thảo lần này sẽ thúc đẩy việc dạy và hoc Toán, bồi dưỡng học sinh giỏi Toán của Vĩnh Phúc cũng như của các tỉnh đạt được những đỉnh cao mới. Thay mặt Sở Giáo dục Đào tạo, ông đã trao tặng hội thảo lẵng hoa tươi của Sở.
Được sự ủy nhiệm của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận – bận không tới dự được – TS. Vũ Đình Chuẩn đã chuyển lời chào mừng của Bộ trưởng tới hội thảo. Trong lời phát biểu, TS. Vũ Đình Chuẩn đã đánh giá cao vai trò và tác dụng của Hội Toán học Hà Nôi góp phần đổi mới giáo dục phổ thông, bồi dưỡng học sinh giỏi Toán và chủ động hội nhập quốc tế. Hoạt động của Hội đã được mở rộng ra các tinh thành trong toàn quốc, thu hút được đông đảo giáo viên và học sinh THPT chuyên cũng như không chuyên tích cực tham gia có hiệu quả. TS. Vũ Đình Chuẩn đã trao tặng hội thảo lẫng hoa tươi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong buổi khai mạc, GS. TSKH. Trần Văn Nhung – người được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ tổng kết 40 năm Việt Nam tham dự IMO – đã giới thiệu khái quát quá trình Việt Nam tham dự IMO, một kỳ thi Toán có uy tín trên thế giới, tổ chức luân phiên ở các nước có học sinh dự thi, mỗi năm một lần. Từ năm 1974 đến nay, qua 40 năm đội tuyển Việt Nam tham dự tất cả 38 kỳ thi (có hai năm không tham gia 1977 và 1981) với 232 lượt học sinh dự thi. Số giải đạt được 207 giải, trong đó có 52 huy chương vàng. Có 6 thí sinh hai lần được nhận huy chương vàng (lớp 11 và lớp 12), 9 thí sinh đạt điểm tuyệt đối của kỳ thi. Thí sinh Lê Bá Khánh Trình (dự thi năm 1979) đạt Huy chương vàng với số điểm tuyệt đối 40/40 đồng thời đạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo trong kỳ thi. Đây cũng là trường hợp duy nhất từ trước tới nay chưa từng có.Nhiêù năm đội tuyển Việt Nam được xếp trong top 10 nước có thành tích tốt nhất IMO. Các đoàn học sinh Việt Nam tham dự IMO đã mang về cho đất nước nhiều vinh quang và những cá nhân xuất sắc làm vẻ vang cho Tổ quốc, điển hình là trường hợp thí sinh Ngô Bảo Châu (Huy chương vàng năm 1988 và 1989).

Hội thảo lần này tập trung vào các chuyên đề có liên quan đến nội dung thi IMO như lời đề dẫn của GS. TSKH. Nguyễn Văn Mậu. Có 15 báo cáo khoa học của các GS, PGS, các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo (trong đó có báo cáo của 3 trưởng đoàn dẫn đội tuyển đi dự thi IMO nhiều năm) đăng ký trình bày ở hội thảo: Phiên toàn thể có 2 báo cáo, phiên chuyên đề 1 có 3 báo cáo, phiên chuyên đề 2 có 3 báo cáo,... Sau mỗi báo cáo đều có trao đổi khá kỹ do đó thời gian của hội thảo bị co lại, không đủ để đọc tất cả 15 báo cáo. GS. Vũ Đình Hòa là học sinh tham dự IMO năm 1974 (năm đầu tiên đội tuyển Việt Nam tham gia), đạt huy chương bạc và sau đó nhiều năm là trưởng đoàn dẫn đội tuyển đi dự thi IMO trình bày báo cáo “Nhận xét các dạng toán đồ thị và tô màu qua các kỳ thi IMO”. Là người am hiểu nhiều về thi IMO và thường xuyên tham gia bồi dưỡng đội tuyển, ông có những nhận xét rất cơ bản. Ông nhấn mạnh “Lý thuyết đồ thị” là một nội dung quan trọng được đề cập tới trong hầu hết các kỳ thi IMO vì nó là công cụ đa dạng sử dụng lý thuyết số học, đại số và giải tích, gắn với đời sống và dùng để luyện toán tốt. GS. TSKH. Nguyễn Văn Mậu, cũng là trưởng đoàn nhiều năm lại có nhận xét “Các dạng toán mới về phương trình hàm qua các kỳ thi IMO gần đây”. GS Nguyễn Tiến Dũng (ĐH Toulouse, Pháp) tham gia kỳ thi IMO 1985 và đạt huy chương vàng khi mới 15 tuổi và TS Trần Nam Dũng là giảng viên trường ĐH KHTN Tp HCM, tham gia kỳ thi IMO 1983 và đạt huy chương bạc khi mới 17 tuổi cùng viết chung bài “Toán học và thuật toán” gửi tới hội thảo.

Những nhận xét quý báu trên là tâm huyết của những nhà toán học quan tâm tới việc bồi dưỡng học sinh giỏi toán của đất nước. Nó gợi mở để các thầy giáo, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy toán tìm tòi, nghiên cứu phát triển giúp cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả tốt hơn. Trong quá trình trao đổi thảo luận, các trưởng đoàn còn kể thêm nhiều câu chuyện thú vị trong các kỳ thi IMO, việc chọn đề thi, việc chấm thi và cách ứng xử thông minh của đoàn Việt Nam, được bạn bè quốc tế hoan nghênh. Không khí hội thảo sôi nổi đầy phấn khởi.

Hội thảo bàn tròn về chiến lược bồi dưỡng học sinh giỏi được tổ chức vào sáng 10-8, sau đó các đại biểu đi thăm quan thực địa: Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên và đền thờ Hai Bà Trưng. Hội thảo kết thúc lúc 17 giờ ngày 10-8-2014 sau hai ngày làm việc khẩn trương, sôi nổi và hiệu quả.


Tin và ảnh Thẩm Ngọc Khuê
Phó tổng thư ký Hội Toán học Hà Nội
 

[ Cập nhật: 26/8/2014; Ban biên tập]
  • Về trang tin
    HMS.ORG.VN : HỘI THẢO KHOA HỌC : Một số chuyên đề Toán học qua 40 năm Việt Nam tham dự thi Olympic Toán quốc tế
    Tin liên quan:\ Tin tức -Sự kiện
    SEMINAR GIẢI TÍCH ĐẠI SỐ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ, ĐHQG HÀ NỘI (13/4/2024)
    Nhằm thực hiện liên kết thường niên của khối các trường, viện, hội và đưa ứng dụng của các kết quả nghiên cứu vào giảng dạy, Hội Toán học Hà Nội tổ chức Seminar Giải tích – Đại số tại Trường Đại học Công nghệ ngày 4/4/2024. Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN là một trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, được thành lập vào năm 2004, địa chỉ tại 144 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội.


    [Cập nhật: 13/4/2024; Ban biên tập]

    Chi tiết..


    HỘI THẢO KHOA HỌC LIÊN KẾT CỦA HỘI TOÁN HỌC HÀ NỘI VÀ ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG (13/4/2024)
    Nhằm thực hiện các mục tiêu đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo về các chương trình bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ
    giáo viên đại học, cao đẳng và các trường THPT, đặc biệt là đưa các công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng vào giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, Hội Toán học Hà Nội và Trường Đại học Phương Đông đồng tổ chức hội thảo khoa học:
    Toán học và ứng dụng của Toán học trong một số ngành đào tạo đại học



    [Cập nhật: 13/4/2024; Ban biên tập]

    Chi tiết..


    SỘP-MỘT ĐẠI DIỆN CỦA MỘT THẾ HỆ TOÁN VIỆT NAM (11/4/2024)
    Tạ Duy Phượng
    1. Tôi băn khoăn khi đặt tít cho bài viết: Dùng từ Sộp hay Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Trần Văn Nhung… Sộp thì nghe dân dã quá, mà Giáo sư Tiến sĩ Khoa học thì nghe hơi trịnh trọng quá, mà vẫn chưa đủ, chả lẽ lại thêm: Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nguyên Tổng thư kí Hội đồng Học hàm học vị, rồi còn bao nhiêu thứ Nguyên khác (Nguyên Hội trưởng Hội toán học Hà Nội,…). Nhưng cuối cùng tôi quyết định dùng Sộp, vì Sộp nói lên được sự trưởng thành của cả một thế hệ vượt lên cái khổ của thời đại, và có lẽ bác Nhung cũng thích từ này, vì bác đã có cả một quyển sách tái bản 4 lần với tiêu đề Sộp thành nhà giáo cơ mà…



    [Cập nhật: 11/4/2024; Tạ Duy Phượng]

    Chi tiết..


    NGUYỄN VĂN MẬU-NGƯỜI LÀM TOÁN ĐẠT ĐẠO (11/4/2024)
    Tạ Duy Phượng
    Tôi băn khoăn nhiều khi quyết định viết bài này, vì nhiều lẽ…
    Thứ nhất, viết về Giáo sư Nguyễn Văn Mậu, một nhà toán học đáng kính, một nhà quản lí tài ba, một người mà phụ huynh, giáo viên và học trò cả nước biết đến với hàng trăm quyển sách toán sơ cấp và vai trò người dẫn dắt không chỉ các đội tuyển thi toán Quốc tế, mà còn là người Thầy của các thày giáo dạy chuyên và huấn luyện đội tuyển, người đào tạo cả chục nghiên cứu sinh và góp phần đào tạo một đội ngũ học sinh giỏi toán, đi thi toán Quốc tế, nay đã thành công và thành danh, không chỉ trong nước,…, liệu tôi có phạm thượng không?



    [Cập nhật: 11/4/2024; Tạ Duy Phượng]

    Chi tiết..



  • © 2009 Trang tin của Hội Toán học Hà Nội

    website: http://hms.org.vn

    Điện thoại: 04-35576851 Email: hmsmnv@gmail.com.