Ngày 27 tháng 4 năm 2024 Trang chủ   |   Giới thiệu   |   Sự kiện   |   Album ảnh   |   Đăng ký   |   Thư viện   |   Liên hệ  
 
Thông tin chính
 Tổ chức-Điều lệ
 Tin tức -Sự kiện
 Olympic Toán SVQT
 Olympic Hà Nội MR
 Trại hè Hùng Vương
 Trại hè Phương Nam
 Olympic Singapore
 Hội nghị khoa học
 Kỷ niệm 30 năm
 Thông báo của Hội
 
Thư viện Tài liệu
 CLB Hội Toán học
 Nhà toán học
 Ảnh nghệ thuật
 Trao đổi Học thuật
 Trang thơ, văn học
 Công nghệ mới
 
Liên kết ngoài
Album ảnh kkhối chuyên Toán Tin
Website hội toán học VN
Tạp chí toán học tuổi trẻ
Website hội ứng dụng Toán học VN
   Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán
 
 
 
Du xuân Ất Mùi, khai mạc Seminar 2015
 

Ngày Chủ nhật 8 - 3 - 2015 (tức 18 tháng Giêng, Ất Mùi), Hội Toán học Hà Nội và Seminar Các chuyên đề Olympic của Hội đã tổ chức du xuân thực địa, khai mạc Seminar năm 2015.
Chuyến xe xuất phát từ Hà Nội lúc 7h, đưa 60 hội viên gồm các nhà khoa học, nhà giáo lão thành, các chuyên gia Toán, chuyên gia giáo dục và một số nghiên cứu sinh, học viên cao học của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đi tham quan thực địa tại Hải Dương và Hải Phòng.
Trên đường đi, đoàn đã chúc mừng các thành viên nữ của Seminar nhân ngày  Quốc tế phụ nữ. Những câu chuyện kể, những câu thơ, bài hát sôi động liên tục cất lên nên chẳng ấy chốc xe đã tới Hải Dương. Điểm đến đầu tiên là Chùa Tranh và Đền Tranh. Chùa Tranh nằm trong khu đô thị mới của Thị trấn Ninh Giang bên bờ song Luộc, bên cạnh Chùa là Đền Tranh. Đền Tranh là một ngôi đền cổ Việt Nam, thờ vị thần sông nước, cai quản khúc sông ở gần bến đò Tranh, được lập từ thời Trần. Đền Tranh là nơi tập trung và phong phú nhất về tín ngưỡng dân gian, điển hình là nhân vật huyền thoại: Quan lớn Tuần Tranh.
Tiếp đến là Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, tại thôn Trung Am, xã Lý học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia năm 1991. Ngôi đền lập trên nền nhà cũ của Trạng Trình từ 1765, đã qua nhiều lần xây lại đến nay, có 3 gian tiền đường, hai gian hậu cung. Phía trước, hai bên đền có hai hồ tròn và vuông, tượng trưng cho trời và đất. Trong đền có tượng thờ Trạng Trình với y phục triều chính. Khu di tích Trạng Trình có tháp bút kính thiên, khu tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm: tượng đài Trạng Trình cao 5,7m, nặng 8,5 tấn, trong tư thế ngồi tay cầm sách, trầm tư suy nghĩ về nhân tình thế thái; Chùa Song Mai – tương truyền là chùa mà Nguyễn Bỉnh Khiêm thường đến lễ và đã từng trả lời sứ giả Chúa Trịnh “giữ chùa, thờ Phật thì được ăn oản”. Bên cạnh chùa là nhà Tổ, có tượng thờ Bà Minh Nguyệt là vợ của Trạng Trình. Trạng Trình đỗ Trạng Nguyên năm Ất Tý (1535), được nhà vua ban tới chức Đại học sĩ tòa Đông Các. Ông làm quan cho nhà Mạc được 8 năm, rồi dâng “Thất trảm sớ”, không được vua ưng thuận, nên cáo lão từ quan, về quê mở trường dạy học, sáng tác hàng nghìn bài thơ Nôm và Hán. Ông cho xây dựng Am Bạch Vân làm nơi dạy học. Nhiều học giả xưa và nay coi Am Bạch Vân là Trường đại học tư thục lớn nhất và tiêu biểu của đất nước đương thời. Đoàn đã vào đền dâng hương tưởng nhớ công đức của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bình Khiêm không chỉ là cây đại thụ về thơ văn, mà còn là nhà giáo lỗi lạc. Thăm khu di tích danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm – cảnh quan khu di tích khang trang ngoạn mục đủ để các thành viên của đoàn trải nghiệm những cung bậc cảm xúc khác nhau.

Buổi chiều, đoàn đến thắp hương tại Đền Khúc Thừa Dụ, tại thôn Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, Ninh Giang, Hải Dương. Khúc Thừa Dụ được lịch sử ghi nhận là người đặt nền móng độc lập đầu tiên cho nền độc lập tự chủ, khôi phục quốc thống sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc.

Tiếp đó đoàn đã tới tham quan Văn Miếu Mạo Điền, nguyên được lập ra để tổ chức các kỳ thi Hương của Trấn Hải Dương. Vào thời nhà Mạc, đã 4 lần tổ chức thi Đại khoa tại đây – danh sĩ Nguyễn Bình Khiêm đã tham dự và hiển đạt. Văn miếu Mao Điền ở làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, Cẩm Giàng, Hải Dương, thờ Khổng tử và các đại nho tiêu biểu của Việt Nam. Cách bài trí thờ tự cũng có nhiều ý nghĩa sâu sắc. Khổng Tử là ông tổ của đạo Nho, được thờ ở chính giữa. Bên trái thờ Chu Văn An, một người thầy mẫu mực trong truyền thống đạo Nho giáo ở nước ta. Lần lượt hai bên là Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phạm Sư Mạnh, Vũ Hữu,Tuệ Tĩnh và đặc biệt có Tiến sỹ Nguyễn Thị Duệ, nữ tiến sỹ duy nhất của nước ta thời phong kiến. Tại miền Bắc Việt Nam, Văn miếu Mao Điền có quy mô và lịch sử lâu dài được khởi dựng thời Lê Sơ (thế kỷ XV), đứng thứ hai sau Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Trên đường về, đoàn tới thăm Mộ Trạch – làng tiến sĩ nổi danh ở Hải Dương – ngôi làng số 1 của nước ta về con đường học vấn. Từ thế kỷ 13 đến 18, làng có tới 36 Tiến sĩ và 1 Trạng nguyên, cử nhân tú tài nhiều không kể hết. Trong 82 bia tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, có 18 bia khắc tến 25 tiến sĩ làng Mộ Trạch. Đoàn về tới Hà Nội lúc 19h, đi suốt một ngày tuy có hơi mệt nhưng rất vui vì được đến thăm nơi thắng cảnh, những di tích lịch sử đầy ý nghĩa nhân văn và giáo dục. Du xuân là một sinh hoạt văn hóa thường niên của Hội Toán học Hà Nội, đem lại niềm vui, sự phấn khởi, sự hiểu biết cho mọi thành viên, gắn kết với nhau, mở đầu cho một năm mới hoạt động sôi nổi và hiều quả hơn. Mọi người cám ơn Ban Tổ chức đã chọn được địa điểm du xuân Ất Mùi thật thú vị đầy ấn tượng.


Tin và ảnh Thẩm Ngọc Khuê
Phó Tổng thư ký Hội Toán học Hà Nội
 

Một số hình ảnh Du xuân Ất Mùi 2015:

[ Cập nhật: 24/3/2015; Ban biên tập]
  • Về trang tin
    HMS.ORG.VN : Du xuân Ất Mùi, khai mạc Seminar 2015
    Tin liên quan:\ Tin tức -Sự kiện
    SEMINAR GIẢI TÍCH ĐẠI SỐ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ, ĐHQG HÀ NỘI (13/4/2024)
    Nhằm thực hiện liên kết thường niên của khối các trường, viện, hội và đưa ứng dụng của các kết quả nghiên cứu vào giảng dạy, Hội Toán học Hà Nội tổ chức Seminar Giải tích – Đại số tại Trường Đại học Công nghệ ngày 4/4/2024. Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN là một trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, được thành lập vào năm 2004, địa chỉ tại 144 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội.


    [Cập nhật: 13/4/2024; Ban biên tập]

    Chi tiết..


    HỘI THẢO KHOA HỌC LIÊN KẾT CỦA HỘI TOÁN HỌC HÀ NỘI VÀ ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG (13/4/2024)
    Nhằm thực hiện các mục tiêu đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo về các chương trình bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ
    giáo viên đại học, cao đẳng và các trường THPT, đặc biệt là đưa các công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng vào giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, Hội Toán học Hà Nội và Trường Đại học Phương Đông đồng tổ chức hội thảo khoa học:
    Toán học và ứng dụng của Toán học trong một số ngành đào tạo đại học



    [Cập nhật: 13/4/2024; Ban biên tập]

    Chi tiết..


    SỘP-MỘT ĐẠI DIỆN CỦA MỘT THẾ HỆ TOÁN VIỆT NAM (11/4/2024)
    Tạ Duy Phượng
    1. Tôi băn khoăn khi đặt tít cho bài viết: Dùng từ Sộp hay Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Trần Văn Nhung… Sộp thì nghe dân dã quá, mà Giáo sư Tiến sĩ Khoa học thì nghe hơi trịnh trọng quá, mà vẫn chưa đủ, chả lẽ lại thêm: Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nguyên Tổng thư kí Hội đồng Học hàm học vị, rồi còn bao nhiêu thứ Nguyên khác (Nguyên Hội trưởng Hội toán học Hà Nội,…). Nhưng cuối cùng tôi quyết định dùng Sộp, vì Sộp nói lên được sự trưởng thành của cả một thế hệ vượt lên cái khổ của thời đại, và có lẽ bác Nhung cũng thích từ này, vì bác đã có cả một quyển sách tái bản 4 lần với tiêu đề Sộp thành nhà giáo cơ mà…



    [Cập nhật: 11/4/2024; Tạ Duy Phượng]

    Chi tiết..


    NGUYỄN VĂN MẬU-NGƯỜI LÀM TOÁN ĐẠT ĐẠO (11/4/2024)
    Tạ Duy Phượng
    Tôi băn khoăn nhiều khi quyết định viết bài này, vì nhiều lẽ…
    Thứ nhất, viết về Giáo sư Nguyễn Văn Mậu, một nhà toán học đáng kính, một nhà quản lí tài ba, một người mà phụ huynh, giáo viên và học trò cả nước biết đến với hàng trăm quyển sách toán sơ cấp và vai trò người dẫn dắt không chỉ các đội tuyển thi toán Quốc tế, mà còn là người Thầy của các thày giáo dạy chuyên và huấn luyện đội tuyển, người đào tạo cả chục nghiên cứu sinh và góp phần đào tạo một đội ngũ học sinh giỏi toán, đi thi toán Quốc tế, nay đã thành công và thành danh, không chỉ trong nước,…, liệu tôi có phạm thượng không?



    [Cập nhật: 11/4/2024; Tạ Duy Phượng]

    Chi tiết..



  • © 2009 Trang tin của Hội Toán học Hà Nội

    website: http://hms.org.vn

    Điện thoại: 04-35576851 Email: hmsmnv@gmail.com.