Ngày 25 tháng 4 năm 2024 Trang chủ   |   Giới thiệu   |   Sự kiện   |   Album ảnh   |   Đăng ký   |   Thư viện   |   Liên hệ  
 
Thông tin chính
 Tổ chức-Điều lệ
 Tin tức -Sự kiện
 Olympic Toán SVQT
 Olympic Hà Nội MR
 Trại hè Hùng Vương
 Trại hè Phương Nam
 Olympic Singapore
 Hội nghị khoa học
 Kỷ niệm 30 năm
 Thông báo của Hội
 
Thư viện Tài liệu
 CLB Hội Toán học
 Nhà toán học
 Ảnh nghệ thuật
 Trao đổi Học thuật
 Trang thơ, văn học
 Công nghệ mới
 
Liên kết ngoài
Album ảnh kkhối chuyên Toán Tin
Website hội toán học VN
Tạp chí toán học tuổi trẻ
Website hội ứng dụng Toán học VN
   Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán
 
 
 
Tham luận tại Đại hội Nhiệm kỳ VI Hội Toán học Hà Nội
 

Thành công của Hội là có sự kết hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội
Là Hội viên lâu năm của Hội Toán học Hà Nội – lâu năm đúng nghĩa – tức đã tham gia Hội ngay từ ngày đầu thành lập, sinh hoạt từ ngày đó đến nay.Cũng có nhiều người tham gia ngay từ ngày thành lập Hội, nhưng nay không có điều kiện sinh hoạt Hội, như GS.TSKH.Phạm Hữu Sách, nguyên Viện trưởng Viện Toán học, GS.TSKH. Đào Trọng Thi, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, có người đã mất như Ông Ngô Đạt Tứ, Tổng Thư ký đầu tiên của Hội, nhà giáo ưu tú Hoàng Trọng Thái, nhà giáo Nguyễn Khánh Bảo,… Hôm nay, dự Đại hội nhiệm kỳ VI của Hội, tôi rất vui và xin phát biểu một vài ý kiến tâm huyết, ngắn gọn.

Cách đây 28 năm, cũng tại hội trường của Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội (không phải là hội trường 23 Quang Trung hôm nay, mà là hội trường 81 Thợ Nhuộm), hơn 100 con người làm toán, giảng dạy toán, yêu thích toán, già có, trẻ có, đủ các tầng lớp: các nhà toán học, nhà quản lý, cán bộ nghiên cứu, các thầy giáo, cô giáo của các trường phổ thông, các trường cao đẳng, đại học đóng trên địa bàn thành phố đã họp Đại hội thành lập Hội Toán học Hà Nội (Hội đã được UBND thành phố công nhận, cho phép hoạt động theo Quyết định 2733/QĐ-TC ngày 27-6-1987, Phó Chủ tịch Trần Thị Tâm Đan đã ký).
Từ ngày đó đến nay, trải qua 5 nhiệm kỳ công tác, hoạt động của Hội có lúc sôi nổi, có lúc trầm lặng nhưng chưa bao giờ trì trệ, bỏ bễ công việc. Các hoạt động chuyên môn như: phổ biến kiến thức toán, bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi toán, tổ chức sinh hoạt semina,… được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Hội trường 81 Thợ Nhuộm của Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội là nơi đã chứng kiến nhiều hoạt động của Hội: Có thời gian Hội thường xuyên sử dụng hội trường 81 Thợ Nhuộm để sinh hoạt câu lạc bộ Toán – Tin vào chiều thứ sáu tuần thứ ba hàng tháng. Ở đây các GS.Phan Đức Chính, GS. Nguyễn Văn Mậu và nhiều cán bộ có uy tín của Hội đã đến giảng và thuyết trình các chuyên đề về toán. GS. Hà Huy Khoái, Viện Toán học đã thông báo kịp thời về lời giải bài toán Ferma. GS Frédéric Phạm (Cộng hòa Pháp) đã thuyết trình về “Hình bao họ đường cong phẳng”. GS Kouzi Suzuki (Nhật Bản) giới thiệu bàn tính Soroban Nhật Bản… Nhiều hội thảo khoa học về toán “Hội thảo giảng dạy Toán ở giai đoạn đại cương trong các trường đại học kỹ thuật”, một số đại hội nhiệm kỳ, lễ phát thưởng học sinh đạt giải Olympic Toán Singapore mở rộng đã tổ chức tại đây. Trụ sở của Hội trong nhiệm kỳ I đặt tại Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội. Ban Giám đốc Sở đã dành hẳn một phòng ở tầng 3 nhà 81 Thợ Nhuộm để làm văn phòng Hội, có đầy đủ bàn ghế, tủ hồ sơ để làm việc. Ngày đó Sở còn giao Thư viện Ngành tiếp nhận sách của Hội xuất bản để phân phối tới các trường phổ thông của Hà Nội.

Ngay từ khi Hội Toán học Hà Nội được thành lập, Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội đã là cơ quan bảo trợ của Hội, nay lại được UBND thành phố phân công thêm nhiệm vụ quản lý theo ngành và lĩnh vực hoạt động. Hội THHN là một trong sáu hội (Tâm lý, Ngôn ngữ, Bảo trợ và phát triển Ngoại ngữ Tin học, Khuyến học, Cựu Giáo chức, Toán học) được thành phố giáo Sở GD-ĐT quản lý cùng Sở Nội vụ Hà Nội, chắc chắn Sở sẽ tạo điều kiện nhiều hơn cho các hoạt động của Hội.

Sự bảo trợ của Sở đối với Hội thật chu đáo, tận tình và hiệu quả. Vậy Hội đã có những đóng góp gì cho Hà Nội?
Trong báo cáo tổng kết nhiệm kỳ V, GS. Nguyễn Văn Mậu, Chủ tịch Hội  nêu đầy đủ các công việc của Hội đã làm đối với Hà Nội. Tôi xin phép nói thêm về 2 cuộc thi học sinh giỏi: Một cuộc thi trong nước và một cuộc thi quốc tế, Hội đã chủ trì lúc đầu, sau đó Hà Nội đã tự tổ chức trong những năm vừa qua và còn tiếp tục tổ chức trong nhiều năm tới nữa.

Cuộc thi trong nước là cuộc thi Olympic Toán Hà Nội mở rộng (HOMC) mà nhiều quý vị đại biểu ở đây đã biết.Cuộc thi này, khởi đầu Hội Toán học Hà Nội đứng ra tổ chức. Năm 2004, nhận lời mời của Hội Toán học Singapore, Hội đã tổ chức  đội tuyển gồm 20 học sinh lớp 8 Trung học cơ sở (lứa tuổi Jenior) và 20 học sinh lớp 10 Trung học phổ thông (lứa tuổi Senior) tham dự kỳ thi Olympic Toán Singapore mở rộng (SMO). Để có học sinh tham gia đội tuyển, Hội đã báo cáo và xin phép Sở tổ chức thi chọn ở một số trường chất lượng cao của Hà Nội.Từ năm 2006 có thêm học sinh giỏi các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hải Dương tham dự. Kỳ thi thực sự hấp dẫn học sinh – các em thi toán giỏi bằng tiếng Anh – đây là dịp các em được thử sức, làm quen với hội nhập quốc tế về mặt toán học nên sau khi kỳ thi Olympic Toán Singapore mở rộng dừng lại, không triển khai nữa (năm 2010) thì kỳ thi Olympic Toán Hà Nội mở rộng vẫn tiếp tục phát triển và ngày càng mở rộng.

Từ năm 2013, được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi mở rộng ra toàn quốc, đến năm 2015 ( kỳ thi lần thứ 12) đã có 42 tỉnh thành  tham gia, tổ chức thi ở 3 địa điểm Hà Nội, Đăk Lắk và Đồng Tháp. Việc tổ chức thi do Hội và Sở phối hợp tổ chức, đã có tác động tích cực đến việc dạy và học toán trong các trường phổ thông trung học ở Hà Nội và nhiều tỉnh.

Cuộc thi quốc tế mà Hà Nội tham gia là kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế (IJSO) dành cho học sinh THCS tổ chức lần đầu tiên tại Jakarta – Indonesia năm 2004.
Theo lời mời của Bộ Giáo dục Indonesia và được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội THHN đã tổ chức một đoàn học sinh THCS đi dự thi (phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội để tổ chức). Đoàn gồm 6 học sinh của Hà Nội do GS. TSKH. Lê Hùng Sơn, Phó Chủ tịch Hội Toán học Hà Nội làm trưởng đoàn (theo quyết định của Bộ GD-ĐT) tham dự kỳ thi IJSO từ ngày 05-12-2004 đến 14-12-2004 tại Jakarta, đạt kết quả tốt đẹp (cả 6 học sinh đều đạt giải: 3 huy chương bạc, 3 huy chương đồng). Báo Hà Nội mới số 12.892 ngày đầu năm dương lịch (1-1-2015) đã nêu thành tích Olympic khoa học trẻ quốc tế của học sinh Hà Nội tại Indonesia là 1 trong 5 thành tích nổi bật của Giáo dục Hà Nội năm 2004.

Tại cuộc thi này, GS.Lê Hùng Sơn được bầu là Ủy viên Hội đồng quốc tế của tổ chứcIJSO nhiệm kỳ 2004-2009. Tiếp đó, vào năm 2006, đoàn học sinh THCS tỉnh Vĩnh Phúc có 6 em đại diện cho học sinh Việt Nam dự thi IJSO đạt 3 huy chương đồng (GS. Lê Hùng Sơn được Bộ GD-ĐT cử dẫn đoàn đi thi). Năm 2007, Hội THHN cử GS Lê Hùng Sơn tiếp tục đưa đoàn học sinh Hà Nội đi dự thi IJSO tại Đài Loan (đây là lần thứ 2 Hà Nội tham gia dự thi đạt 2 huy chương bạc, 3 huy chương đồng). Những năm tiếp theo, Hà Nội được Bộ chọn cử đoàn đi dự thi IJSO, đã tự tổ chức đoàn đi không cần sự hỗ trợ của Hội THHN nữa.

Hai cuộc thi nói trên, đã đạt được nhiều kết quả trong các năm qua, chắc chắn trong những năm tới sẽ phát huy tác dụng tốt hơn.Hội THHN tự hào về những đóng góp trên với giáo dục Thủ đô và giáo dục cả nước.

Tôi và một số hội viên cao tuổi thường tâm sự với nhau: sinh hoạt Hội thật vui và bổ ích. Hội có các GS, PGS, các nhà khoa học là tầng lớp trí thức mới ngày nay.Họ sống thoải mái, vô tư, tự nhiên, nói năng dân dã, dễ gần, khác hẳn với lớp tri thức cũ ngày xưa, ai cùng đạo mạo, mô phạm.

Trí thức bây giờ họ phân biệt khá rành rọt giữa làm việc và nghỉ ngơi.Khi vào công việc thì tập trung, nghiêm túc, còn lúc nghỉ ngơi thì vui vẻ xả láng. Phải chăng ở thời  đại hiện nay cần sống như thế để “cân bằng” giữa yêu cầu công việc đòi hỏi khẩn trương, chất lượng, với nhu cầu giảm bớt căng thẳng, hạ stress để duy trì sức khỏe làm việc lâu dài.

Kết thúc bài phát biểu tôi xin đọc bài thơ của Việt Phương nói lên tâm trạng của tôi khi tham gia công tác Hội. Bài thơ đó là “Con số không”

  Con số không
  Đứng một mình 
  Chỉ là số không tròn trĩnh
 Con số không
 Đứng trước một con số
 Đứng trước một dãy số
 Thì có số không cũng như không
  Con số không
  Đứng sau một con số
  Đứng sau một dãy số
  Tập hợp số được nâng giá trị cả chục lần
 Con số không
 Không phải là số không
 Nếu biết đứng “đúng chỗ”

Xin cám ơn quý vị đại biểu!

[ Cập nhật: 21/8/2015; Thẩm Ngọc Khuê]
  • Về trang tin
    HMS.ORG.VN : Tham luận tại Đại hội Nhiệm kỳ VI Hội Toán học Hà Nội
    Tin liên quan:\ Tin tức -Sự kiện
    SEMINAR GIẢI TÍCH ĐẠI SỐ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ, ĐHQG HÀ NỘI (13/4/2024)
    Nhằm thực hiện liên kết thường niên của khối các trường, viện, hội và đưa ứng dụng của các kết quả nghiên cứu vào giảng dạy, Hội Toán học Hà Nội tổ chức Seminar Giải tích – Đại số tại Trường Đại học Công nghệ ngày 4/4/2024. Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN là một trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, được thành lập vào năm 2004, địa chỉ tại 144 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội.


    [Cập nhật: 13/4/2024; Ban biên tập]

    Chi tiết..


    HỘI THẢO KHOA HỌC LIÊN KẾT CỦA HỘI TOÁN HỌC HÀ NỘI VÀ ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG (13/4/2024)
    Nhằm thực hiện các mục tiêu đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo về các chương trình bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ
    giáo viên đại học, cao đẳng và các trường THPT, đặc biệt là đưa các công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng vào giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, Hội Toán học Hà Nội và Trường Đại học Phương Đông đồng tổ chức hội thảo khoa học:
    Toán học và ứng dụng của Toán học trong một số ngành đào tạo đại học



    [Cập nhật: 13/4/2024; Ban biên tập]

    Chi tiết..


    SỘP-MỘT ĐẠI DIỆN CỦA MỘT THẾ HỆ TOÁN VIỆT NAM (11/4/2024)
    Tạ Duy Phượng
    1. Tôi băn khoăn khi đặt tít cho bài viết: Dùng từ Sộp hay Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Trần Văn Nhung… Sộp thì nghe dân dã quá, mà Giáo sư Tiến sĩ Khoa học thì nghe hơi trịnh trọng quá, mà vẫn chưa đủ, chả lẽ lại thêm: Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nguyên Tổng thư kí Hội đồng Học hàm học vị, rồi còn bao nhiêu thứ Nguyên khác (Nguyên Hội trưởng Hội toán học Hà Nội,…). Nhưng cuối cùng tôi quyết định dùng Sộp, vì Sộp nói lên được sự trưởng thành của cả một thế hệ vượt lên cái khổ của thời đại, và có lẽ bác Nhung cũng thích từ này, vì bác đã có cả một quyển sách tái bản 4 lần với tiêu đề Sộp thành nhà giáo cơ mà…



    [Cập nhật: 11/4/2024; Tạ Duy Phượng]

    Chi tiết..


    NGUYỄN VĂN MẬU-NGƯỜI LÀM TOÁN ĐẠT ĐẠO (11/4/2024)
    Tạ Duy Phượng
    Tôi băn khoăn nhiều khi quyết định viết bài này, vì nhiều lẽ…
    Thứ nhất, viết về Giáo sư Nguyễn Văn Mậu, một nhà toán học đáng kính, một nhà quản lí tài ba, một người mà phụ huynh, giáo viên và học trò cả nước biết đến với hàng trăm quyển sách toán sơ cấp và vai trò người dẫn dắt không chỉ các đội tuyển thi toán Quốc tế, mà còn là người Thầy của các thày giáo dạy chuyên và huấn luyện đội tuyển, người đào tạo cả chục nghiên cứu sinh và góp phần đào tạo một đội ngũ học sinh giỏi toán, đi thi toán Quốc tế, nay đã thành công và thành danh, không chỉ trong nước,…, liệu tôi có phạm thượng không?



    [Cập nhật: 11/4/2024; Tạ Duy Phượng]

    Chi tiết..



  • © 2009 Trang tin của Hội Toán học Hà Nội

    website: http://hms.org.vn

    Điện thoại: 04-35576851 Email: hmsmnv@gmail.com.