Ngày 19 tháng 4 năm 2024 Trang chủ   |   Giới thiệu   |   Sự kiện   |   Album ảnh   |   Đăng ký   |   Thư viện   |   Liên hệ  
 
Thông tin chính
 Tổ chức-Điều lệ
 Tin tức -Sự kiện
 Olympic Toán SVQT
 Olympic Hà Nội MR
 Trại hè Hùng Vương
 Trại hè Phương Nam
 Olympic Singapore
 Hội nghị khoa học
 Kỷ niệm 30 năm
 Thông báo của Hội
 
Thư viện Tài liệu
 CLB Hội Toán học
 Nhà toán học
 Ảnh nghệ thuật
 Trao đổi Học thuật
 Trang thơ, văn học
 Công nghệ mới
 
Liên kết ngoài
Album ảnh kkhối chuyên Toán Tin
Website hội toán học VN
Tạp chí toán học tuổi trẻ
Website hội ứng dụng Toán học VN
   Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán
 
 
 
BA MƯƠI NĂM HỘI TOÁN HỌC HÀ NỘI NGÀY ẤY- BÂY GIỜ
 

BA MƯƠI NĂM HỘI TOÁN HỌC HÀ NỘI

NGÀY ẤY- BÂY GIỜ

 

                                                     PGS.TS Trần Huy Hổ

 

Lời ngỏ: Chủ tịch Hội Nguyễn Văn Mậu bảo tôi viết một bài về Hội Toán học Hà Nội cho Hội thảo kỷ niệm 30 năm thành lập Hội. Tôi hỏi viết cái gì. Anh bảo viết gì cũng được. Lĩnh hội ý ấy tôi viết đôi điều lượm lặt được trong hành trình 30 năm là hội viên của Hội. Tuyệt nhiên đây không phải là một báo cáo về lịch sử hình thành và quá trình hoạt động của Hội. Đơn giản chỉ là ý kiến cá nhân, nhớ gì viết nấy. Nếu có chưa chuẩn chỉ xin cho hai chữ đại xá.

 

NGÀY ẤY 

 

       Ba mươi năm trước, trong không khí Đổi mới của đất nước, vào một sáng đẹp trời, ngày 27 tháng 6 năm 1987là thành viên trong đoàn đại biểu cán bộ giảng dạy Toán của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tôi dự Đại hội Thành lập Hội Toán học Hà Nội tại hội trường lớn trên tầng 4 nhà 81 Thợ Nhuộm thuộc Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội. Đoàn của các trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, Viện Toán Học Việt Nam, Sở Giáo dục Hà Nội là những đoàn lớn. Các đại diện đến từ các trường đại học và cao đẳng, các trường phổ thông cũng hội tụ trong ngày hội lớn của cộng đồng những người làm toán, dậy toán và yêu toán của Hà Nội.

        Thời gian trôi nhanh tựa vó câu qua cửa sổ. Thấm thoát đã 30 năm kể từ ngày ấy, Hội Toán học Hà Nội đã trải qua sự điều hành của ba Chủ tịch Hội, ba nhà toán học xuất sắc trong thế hệ thứ hai của nền toán học của nước Việt Nam độc lập. Đó là :

      GS.TSKH Phạm Hữu Sách, nhiệm kỳ I (1987- 1993).

      GS.TSKH Trần Văn Nhung, nhiệm kỳ II,III (1993-1998, 1998-2003)

      GS.TSKH Nguyễn Văn Mậu, nhiệm kỳ IV, V, VI (2003- 2009, 2009-2015, 2015-2020).

      Hoạt động của Hội Toán học Hà Nội trong mỗi giai đoạn có những đặc thù khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu ghi trong điều lệ của Hội là : Tập hợp đội ngũ trí thức làm toán và yêu toán Thủ đô nhằm thúc đẩy công tác nghiên cứu, giảng dậy và ứng dụng Toán học, tuyên truyền và phổ biến kiến thức toán học trong cộng đồng xã hội, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa  Thủ đô và đất nước.

       Căn cứ vào những thành tích hoạt động của Hội có thể tạm phân chia thành hai thời kỳ:

       Thời kỳ: 1987- 2003.

       Thời kỳ: 2003- 2017.

 

CÂU LẠC BỘ HỘI TOÁN HỌC HÀ NỘI

 

        Theo nghị quyết của Đại hội I, Câu lạc bộ Toán học Hà Nội được thành lập và sinh hoạt vào chiều thứ sáu, tuần thứ ba hàng tháng theo thời gian biểu của năm học, tại một trong hai hội trường lớn tại tầng 3, số 81 Thợ Nhuộm, hoặc tại hội trường lớn, số 23 phố Quang Trung.

    Có những buổi thuyết trình thu hút vài trăm hội viên đến dự. Báo cáo viên, những nhà toán học trong và ngoài nước trình bầy về những vấn đề thời sự của toán học đương đại. GS Hà Huy Khoái nói về tiến trình các nhà toán học thế giới giải Bài toán Fermat. GS Nguyễn Đình Trí kể chuyện dự Đại hội Toán học Thế giới tại Zurich (1994), Federic Phạm, GS người Pháp gốc Việt nói về bao hình của họ đường cong phẳng. Các GS Phan Đức Chính, Nguyễn Văn Mậu, Đoàn Quỳnh kể những câu chuyện thú vị về những lần dẫn các đoàn học sinh nước ta đi thi Olympic Toán Quốc tế, những chuyện bi hài khi các thầy vừa phải làm thầy vừa phải làm bảo mẫu cho những học trò tuổi vị thành niên lần đầu tiên xuất ngoại, những chuyện các thầy không chỉ lo an toàn cho lũ trẻ, lo có giải mang về, lại còn lo tìm khách sạn rẻ tiền nhất để còn đủ tiền chi tiêu cho cả chuyến đi. Nghe mà nao cả lòng. Nhiều buổi sinh hoạt, chính các thành viên câu lạc bộ, những thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy Toán chia sẻ những trăn trở về những nội dung và phương pháp giảng dậy toán học cho học sinh phổ thông, những vướng mắc, khó khăn khi đưa tin học vào nhà trường. Những buổi tọa đàm như vậy được nhiều thầy cô dậy toán quan tâm, thậm chí thu hút cả những đồng nghiệp đến từ các tỉnh  Hòa Bình, Vĩnh Phúc.  Những buổi sinh hoạt câu lạc bộ bổ ích  giúp những người nghiên cứu, những người làm công tác giảng dậy toán trong các trường phổ thông cũng như đại học cao đẳng có sự giao lưu tương tác, một điều kiện tối cần thiết cho một cộng đồng khoa học. Tôi nhớ, từ những buổi giao lưu này mà chúng tôi, gồm PGS. TS Nguyễn Đăng Phất (Đại học Sư Phạm Hà Nội ) PGS.TS Tống Đình Quỳ ( Đại học Bách Khoa Hà Nội ) và tôi, Trần Huy Hổ ( Đại Học Tổng Hợp Hà Nội) đã tổ chức thành công lần đầu tiên Olympic Toán sinh viên tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội gồm 15 sinh  viên đến từ ba cơ sở đào tạo đại học hàng đầu của đất nước dự thi hai môn Giải tích và Đại số vào năm 1993. Cố vấn khoa học cho cuộc thi lúc đó là GS Nguyễn Văn Mậu. Kỳ thi thành công tốt đẹp với phổ điểm khá đẹp phân đều cho cả ba trường. Một trong số giải nhất (giải tích) trong kỳ thi ấy, thí sinh Nguyễn Quang Diệu (Đại học Tổng hợp Hà Nội) gần hai mươi sau trở thành GS Toán trẻ nhất.Thế là thành thông lệ, hơn hai năm nay, kỳ thi này đã trở thành olympic Toán cho sinh viên được tổ chức  hàng năm có quy mô toàn quốc với gần một trăm trường đại học và cao đẳng tham gia và do Hội Toán học Việt Nam đảm nhận. Nhắc thế để ôn lại một thời để nhớ.

            Hoạt động giao lưu quốc tế  cũng được xúc tiến với một số hội Toán học danh tiếng : Hội Toán học Moskva, Tokyo, Paris, Kiev. Một số suất học bổng cho học sinh và sinh viên nghèo học giỏi được các tổ chức từ thiện cấp cũng nói lên những cố gắng trong hoạt động đối ngoại của nhiệm kỳ II và III. Hai thành viên của Hội Toán học Hà Nội, GS Nguyễn Văn Thu, GS Trần Văn Nhung đã được Ban chấp hành Hội giới thiệu ứng cử và trúng cử là ủy viên hai khóa Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội, nói lên vị trí của Hội Toán học Hà Nội trong Liên hiệp hội Khoa học kỹ thuật Thủ đô. 

            Năm 2003, nhiệm kỳ III kết thúc, Ban Chấp hành Hội họp hội nghị tại Tuần Châu để chuẩn bị cho Đại hội nhiện kỳ IV. Tôi không rõ Hội  còn bao nhiêu kinh phí để tổ chức cho một kỳ họp như vậy. Tôi hỏi phó Tổng thư ký Hội Thẩm Ngọc Khuê. Ông cười rất hiền, rồi nói:

          - Đủ cho một chuyến đi ra Tuần Châu anh ạ, chỉ có điều nếu Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội  tài trợ một xe 16 chỗ thì tốt.

           Tôi (khi đó là Phó Hiệu trưởng Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội) vui vẻ nhận lời đóng góp một chuyến xe cho BCH Hội đi Tuần Châu.

         Buổi tối, trong bữa họp mặt thân mật của Ban chấp hành khóa III, một chai rượu, quà tặng của Chủ tịch Hội Trần Văn Nhung, sắp được mở ra thì tiếp viên nhà hàng nói với anh Ngô Đạt Tứ :

         - Thưa chú, nhà hàng chấp nhận rượu của khách mang đến nhưng sẽ tính tiền phục vụ là 200 ngàn.

Anh Tứ hỏi lại:

         - Chúng tôi tự rót rượu, không cần ai giúp đỡ vậy có cần phí phục vụ không?

       Cô bé sợ sệt trả lời đấy là quy định của Nhà hàng.

        Đúng là đôi khi, những người làm toán đến với đời thường như từ một hành tinh xa lạ.

        Hội nghị Tuần Châu đánh giá những thành tích đạt được và cả những điều chưa làm được của Hội trong nhiệm kỳ vừa qua và bàn chuyện giới thiệu một gương mặt mới điều hành hoạt động của Hội thay GS Trần Văn Nhung xin rút để tập trung vào công việc ông đang đảm nhận, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo. Tôi đề xuất một ứng cử viên: GS.TSKH Nguyễn Văn Mậu, đương kiêm Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên- ĐHQG Hà Nội. Mọi người nhất với ý kiến của tôi và giao cho tôi nhiệm vụ thuyết khách để anh Mậu nhận lời, bởi vẫn còn một chút lăn tăn: Công việc của một hiệu trưởng một trường lớn như vậy chắc gì anh Mậu đã sẵn sàng đảm nhận việc Hội. Tôi đem ý tưởng của cuộc họp Tuần Châu về nói với anh Mậu. Đúng là, nghe xong anh phân vân, không trả tôi ngay. May thay, cuối cùng, có lẽ vì nể tôi và anh Trần Văn Nhung, những người bạn chí cốt cùng tổ bộ môn Giải tích, anh Mậu nhận lời. Vậy là Hội Toán học Hà Nội có một chủ tịch mới : GS.TSKH Nguyễn Văn Mậu.

 

PHÁT HUY VAI TRÒ  HỘI TOÁN HỌC  CỦA THỦ ĐÔ

 

         Semina của Hội Toán học Hà Nội

 

 Thời điểm  GS.TSKH Nguyễn Văn Mậu nhận trọng trách chủ tịch Hội Toán học Hà Nội cũng là lúc Semina Giải tích Đại số - và Các bài toán olympic do anh chủ trì ở trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội sinh hoạt hàng tuần vào mỗi sáng thứ năm hàng tuần ở 334 Nguyễn Trãi đã bước sang năm thứ 13, và thu hút đông đảo các cán bộ giảng cán bộ nghiên cứu giảng dạy Toán từ các viện, trường Đại học lớn của Hà Nội: Viện Toán học, Viện Công nghệ Thông tin,Trường Đại học Khoa học Tự nhiên , Đại học Sư phạm, Đại học Bách khoa, Đại học Thủy lợi, Đại học Giao thông Vận tải, Học viện Kỹ Thuật Mật mã Báo Toán học Tuổi trẻ. Khi ấy tôi đã gọi đây là một semina thành phố. Khi GS Nguyễn Văn Mậu lãnh trách nhiệm Chủ tịch Hội Toán học Hà Nội semina trở thành semina của Hội Toán học Hà nội với lịch sinh hoạt vào mỗi sáng thứ năm hàng tuần tại 334 Nguyễn Trãi Hà Nội được chẵn 27 năm kể từ ngày nó hình thành năm 1990. Bạn đến semina của Hội có thể báo cáo và nghe từ những vấn đề thời sự nhất của Toán học đương đại đến những chuyên đề đào tạo học sinh giỏi. Không phải ngẫu nhiên mà phòng semina luôn kín chỗ, bởi ở đấy mọi người từ thế hệ đầu đã bạc đến các bạn sinh viên đang làm khóa luận đều nhận được những điều bổ ích. Từ semina của Hội, những luận văn tiến sĩ, thạc sĩ được nuôi dưỡng và bảo vệ. Một số GS nước ngoài đến báo cáo tại semina của hội đều rất thích thú với không khí học thuật nhưng cũng rất đời thường trong semina của GS Mau. Và chúng tôi, những thành viên semina của Hội ghi nhận công lao của chủ tịch Hội Nguyễn Văn Mậu về một sân chơi khoa học tuyệt vời như vậy.

 

         Bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên, một thách thức không nhỏ

       

      Nhu cầu được bồi dưỡng kiến thức của giáo viên là rất lớn. Hoạt động Câu lạc bộ và những lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho thầy cô giáo trong nhiệm kỳ II và III đã đáp ứng được một phần yêu cầu bức thiết đó nhưng vẫn còn quá ít. Chủ tịch Nguyễn Văn Mậu biết rõ điều đó. Với cương vị là Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên kiêm chủ tịch Hội Toán học Hà Nội anh tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức theo chuyên đề vào hè năm học. Hàng trăm giáo viên dạy các lớp chuyên từ Nam đến bắc về Hà nội theo học, tại 334 Nguyễn Trai. Các chuyên gia giỏi được mời giảng theo chuyên đề. Kết thúc khóa học những bài giảng được biên soạn thành tuyển tập để đáp ứng nhu cầu của giáo viên cả nước. Tôi có dịp tiếp xúc với một số bạn dự lớp. Tất cả đều cùng câu trả lời : Tuyệt vời. Có bạn còn nói : Trên cả tuyệt vời. Theo như tôi biết lớp bồi dưỡng hè như vậy đã làm được chín năm ở Hà Nội, một năm tại thành phố Hồ Chí Minh. Công lao đóng góp cho sự thành công của các lớp bồi dưỡng hè cho giáo viên phải dành cho GS Nguyễn Văn Mậu và GS Đặng Huy Ruận.

          Tại Hà Nội, những chuyên đề bồi dưỡng giáo viên PTCS cũng được các chuyên gia từ Hội Toán học Hà Nội đảm nhiệm với sự cộng tác tích cực từ các phòng chuyên trách của Sở Giáo dục Hà Nội.

 

Hội Toán học Hà Nôi đồng chủ trì Hội thảo Đào tạo học sinh chuyên

 

           Một trong những hoạt động khoa học được Hội Toán học Hà Nội quan tâm là hợp tác tổ chức các hội thảo đào tạo và bồi dưỡng học sinh năng khiếu cho các địa phương trong cả nước. Mỗi hội thảo được đánh dấu bằng một Kỷ yếu khoa học dầy dặn in ấn những công trình nghiên cứu tâm huyết của các thầy cô giáo đã nhiều năm gắn bó với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các tỉnh thành trong cả. Tính đến thời điểm này những hội thảo mà đồng chủ trì là Sở Giáo dục (địa phương) và Hội Toán học Hà Nội có lẽ đã tới con số 30. Với Hội Toán học Hà Nội thì đây vừa là một vinh dự vừa là trách nhiệm. Cả nước hướng về Thủ Đô và Thủ Đô phải có trách nhiệm với cả nước. Những hội thảo như vậy vừa là môi trường giao lưu khoa học cho thầy cô giáo trong cả nước vừa giúp cho đội ngũ giáo viên của tỉnh nâng tầm kiến thức lên một bước, đôi khi tạo một bước nhẩy trong  thành tích của học sinh các kỳ thi học sinh giỏi.

           Có thể nói từ nhiều mũi giáp công Hội Toán học Hà Nội đã góp phần thay đổi diện mạo công tác đào tạo học sinh chuyên cho các địa phương trong cả nước.  Những bước đi  của Hội Toán Hà Nội cũng được Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ Thuật Hà Nội đánh giá là  những đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa thủ đô và đất nước. Công bằng mà nói công đầu trong thành tích hợp tác này thuộc về chủ tịch Hội, GS.TSKH, NGND Nguyễn Văn Mậu. 

 

HOMC- Một sân chơi trí tuệ bổ ích cho học sinh Thủ đô và cả nước

 

            Kỳ thi toán bằng tiếng Anh Hà Nội mở rộng đến năm nay đã bước sang năm thứ mười ba cũng là một sân chơi trí tuệ được đông đảo các tỉnh thành trong cả nước hưởng ứng và có tiếng vang trong môi trường giáo dục nước nhà trong những năm gần đây. Năm năm gần đây có sự cộng tác tích cực của đội ngũ cán bộ quản của Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội mà tôi thấy công việc đã bộn bề nhiều thứ từ coi thi, chấm thi cho đến tổ chức cho các  cháu từ các địa phương về dự thi ăn ở, đi thăm thú thắng cảnh Thủ đô. Vậy mà nhưng năm trước đó một tay thầy Mậu chỉ huy thu xếp đâu đấy vẫn xong. Thật là một kỳ tích. 

            Xu hướng hội nhập của xã hội ta với cộng đồng thế giới là tất yếu. HOMC phải chăng là một đóng góp tạo nên một thế hệ tương lai cho đất nước  mạnh dạn bước ra biển lớn. Đó cũng là góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như tiêu chí của Hội đề ra trong Điều lệ 30 năm về trước.

Thay cho lời kết

 

             Đôi điều góp nhặt nói về những gì Hội Toán học Hà Nội chắc chắn là chưa ghi hết bảng thành tích mà Hội đã làm trong 30 năm xây dựng và phát triển. Nhưng sẽ là thiếu sót nếu như tôi không nói đôi lời về đương kim chủ tịch Hội, GS. TSKH, NGND Nguyễn Văn Mậu, người tổ chức thành công tất cả các hoạt động của Hội. Nhiều lúc tôi tự hỏi không hiểu anh đã lấy đâu ra năng lượng để những năm anh làm Hiệu trưởng mà hàng năm vẫn có những công trình khoa học, vẫn viết sách chuyên khảo, sách giáo khoa và tổ chức hết hội thảo này đến hội nghị khác. Phải chăng chữ tâm và chữ tài trong anh đã được kết hợp đến độ thăng hoa để chúng ta có một chủ tịch Hội tuyệt vời như vậy. Tôi đành tin vào lời lý giải như vậy.

            Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Toán học Hà Nội xin chúc toàn thể hội viên  Hội Toán học Hà Nội những điều tốt đẹp nhất.  

 

 

PGS.TS Trần Huy Hổ                 

              

      

      

          

            

         

[ Cập nhật: 24/5/2017; Ban biên tập]
  • Về trang tin
    HMS.ORG.VN : BA MƯƠI NĂM HỘI TOÁN HỌC HÀ NỘI NGÀY ẤY- BÂY GIỜ
    Tin liên quan:\ Tin tức -Sự kiện
    SEMINAR GIẢI TÍCH ĐẠI SỐ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ, ĐHQG HÀ NỘI (13/4/2024)
    Nhằm thực hiện liên kết thường niên của khối các trường, viện, hội và đưa ứng dụng của các kết quả nghiên cứu vào giảng dạy, Hội Toán học Hà Nội tổ chức Seminar Giải tích – Đại số tại Trường Đại học Công nghệ ngày 4/4/2024. Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN là một trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, được thành lập vào năm 2004, địa chỉ tại 144 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội.


    [Cập nhật: 13/4/2024; Ban biên tập]

    Chi tiết..


    HỘI THẢO KHOA HỌC LIÊN KẾT CỦA HỘI TOÁN HỌC HÀ NỘI VÀ ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG (13/4/2024)
    Nhằm thực hiện các mục tiêu đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo về các chương trình bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ
    giáo viên đại học, cao đẳng và các trường THPT, đặc biệt là đưa các công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng vào giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, Hội Toán học Hà Nội và Trường Đại học Phương Đông đồng tổ chức hội thảo khoa học:
    Toán học và ứng dụng của Toán học trong một số ngành đào tạo đại học



    [Cập nhật: 13/4/2024; Ban biên tập]

    Chi tiết..


    SỘP-MỘT ĐẠI DIỆN CỦA MỘT THẾ HỆ TOÁN VIỆT NAM (11/4/2024)
    Tạ Duy Phượng
    1. Tôi băn khoăn khi đặt tít cho bài viết: Dùng từ Sộp hay Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Trần Văn Nhung… Sộp thì nghe dân dã quá, mà Giáo sư Tiến sĩ Khoa học thì nghe hơi trịnh trọng quá, mà vẫn chưa đủ, chả lẽ lại thêm: Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nguyên Tổng thư kí Hội đồng Học hàm học vị, rồi còn bao nhiêu thứ Nguyên khác (Nguyên Hội trưởng Hội toán học Hà Nội,…). Nhưng cuối cùng tôi quyết định dùng Sộp, vì Sộp nói lên được sự trưởng thành của cả một thế hệ vượt lên cái khổ của thời đại, và có lẽ bác Nhung cũng thích từ này, vì bác đã có cả một quyển sách tái bản 4 lần với tiêu đề Sộp thành nhà giáo cơ mà…



    [Cập nhật: 11/4/2024; Tạ Duy Phượng]

    Chi tiết..


    NGUYỄN VĂN MẬU-NGƯỜI LÀM TOÁN ĐẠT ĐẠO (11/4/2024)
    Tạ Duy Phượng
    Tôi băn khoăn nhiều khi quyết định viết bài này, vì nhiều lẽ…
    Thứ nhất, viết về Giáo sư Nguyễn Văn Mậu, một nhà toán học đáng kính, một nhà quản lí tài ba, một người mà phụ huynh, giáo viên và học trò cả nước biết đến với hàng trăm quyển sách toán sơ cấp và vai trò người dẫn dắt không chỉ các đội tuyển thi toán Quốc tế, mà còn là người Thầy của các thày giáo dạy chuyên và huấn luyện đội tuyển, người đào tạo cả chục nghiên cứu sinh và góp phần đào tạo một đội ngũ học sinh giỏi toán, đi thi toán Quốc tế, nay đã thành công và thành danh, không chỉ trong nước,…, liệu tôi có phạm thượng không?



    [Cập nhật: 11/4/2024; Tạ Duy Phượng]

    Chi tiết..



  • © 2009 Trang tin của Hội Toán học Hà Nội

    website: http://hms.org.vn

    Điện thoại: 04-35576851 Email: hmsmnv@gmail.com.