Ngày 19 tháng 4 năm 2024 Trang chủ   |   Giới thiệu   |   Sự kiện   |   Album ảnh   |   Đăng ký   |   Thư viện   |   Liên hệ  
 
Thông tin chính
 Tổ chức-Điều lệ
 Tin tức -Sự kiện
 Olympic Toán SVQT
 Olympic Hà Nội MR
 Trại hè Hùng Vương
 Trại hè Phương Nam
 Olympic Singapore
 Hội nghị khoa học
 Kỷ niệm 30 năm
 Thông báo của Hội
 
Thư viện Tài liệu
 CLB Hội Toán học
 Nhà toán học
 Ảnh nghệ thuật
 Trao đổi Học thuật
 Trang thơ, văn học
 Công nghệ mới
 
Liên kết ngoài
Album ảnh kkhối chuyên Toán Tin
Website hội toán học VN
Tạp chí toán học tuổi trẻ
Website hội ứng dụng Toán học VN
   Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán
 
 
 
Hội thảo khoa học chào mừng 30 năm Hội TOÁN HỌC HÀ NỘI
 

Hội thảo khoa học chào mừng 30 năm Hội TOÁN HỌC HÀ NỘI

Trong hai ngày 20-21 tháng 5 năm 2017, Hội Toán học Hà Nội đã phối hợp với Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, đồng tổ chức  Hội thảo khoa học với nhiều mục tiêu, tại thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Mục tiêu chính vẫn là các chuyên đề Olympic Toán chọn lọc bồi dưỡng học sinh giỏi Toán bậc Trung học dành cho các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường THPT chuyên và không chuyên, các cán bộ quản lý và chỉ đạo chuyên môn của các Sở GD-ĐT, trường THPT chuyên của tỉnh Vĩnh Phúc và trường chuyên các tỉnh trong toàn quốc như các hội thảo trước. Hội thảo lần này có thêm 2 nội dung quan trọng, đó là hội thảo chào mừng 30 năm Hội Toán học Hà Nội và 20 năm Giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng và phát triển 1997-2017.

 Tới dự hội thảo có các GS, PGS, các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục, các nhà giáo lão thành, các thầy cô giáo, một số học viên cao học, nghiên cứu sinh của trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Toán học cùng nhiều cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên của tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh bạn. Khách mời có TS. Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục-Đào tạo, GS.TSKH. Trần Văn Nhung - Tổng thư ký Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước, TS. Nguyễn Hữu Độ - Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội đã tới dự.

                                  PHIÊN KHAI MẠC                                 

          Sau phần văn nghệ chào mừng, PGS.TS. Trần Huy Hổ - Phó chủ tịch Hội Toán học Hà Nội đã có bài phát biểu trong phiên khai mạc. Ông  không báo cáo về lịch sử và quá trình hoạt động của Hội, mà chỉ chấm phá đôi nét về những  việc Hội đã làm, từng để lại dấu ấn sâu sắc đối với Thủ đô cùng nhiều tỉnh, thành khác trong toàn quốc. 30 năm của Hội, qua 6 nhiệm kỳ hoạt động, mỗi nhiệm kỳ đều để lại những ấn tượng riêng, sâu lắng trong cộng đồng những người làm Toán, nhưng tất cả đều hướng tới mục tiêu ghi trong điều lệ Hội là tập hợp đội ngũ trí thức làm toán và yêu toán Thủ đô nhằm thúc đẩy công tác nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng Toán học, tuyên truyền và phổ biến kiến thức toán học trong cộng đồng xã hội, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước. Việc bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên là rất lớn, nhiệm kỳ nào cũng tiến hành một cách tích cực. Ở nhiệm kỳ II và III, Câu lạc bộ giáo viên Toán sinh hoạt tập trung tại Sở GD-ĐT hàng tháng. Nhiệm kỳ IV và V việc sinh hoạt câu lạc bộ được chuyển về từng quận huyện, tiện cho việc đi lại của giáo viên. Các lớp bồi dưỡng hè cho giáo viên THCS của Hà Nội cũng như các lớp bồi dưỡng giáo viên THPT chuyên của các tỉnh được mở liên tục. Hội thảo khoa hoc về các chuyên đề Toán chọn lọc, hợp tác với Sở GD-ĐT, trường THPT chuyên các địa phương  trong cả nước, cũng là một hình thức đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, học sinh năng khiếu rất hữu ích. Hội thảo vừa là môi trường giao lưu khoa học cho thầy cô giáo trong cả nước, vừa giúp cho đội ngũ giáo viên của tỉnh nâng tầm kiến thức lên một bước, đôi khi tạo một bước nhẩy trong thành tích của học sinh các kỳ thi học sinh giởi.

Semina Giải tích - Đại số và Toán sơ cấp thu hút đông đảo những người làm toán, yêu toán đến với semina của Hội. Một số GS nước ngoài đến báo cáo tại semina đều rất thích thú với không khí học thuật của semina.

Kỳ thi Olympic Toán Hà Nội mở rộng giải toán bằng tiếng Anh (HOMC) được Hội khởi động từ năm 2004 - năm đầu tiên của nhiệm kỳ IV- một sáng tạo mạnh dạn của Hội, một sân chơi trí tuệ đầy hấp dẫn, tiến hành được 13 năm  đã đưa giáo dục Việt Nam sớm hội nhập với cộng đồng thế giới chuyên ngành Toán. Việc dạy và học Toán bằng tiếng Anh được phát triển rộng trong cả nước một cách tự nhiên. Nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long  đã có học sinh đạt giải trong kỳ thi HOMC và nhận học bổng du học nước ngoài. Đó cũng là góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Hội.

Tiếp đến Thạc sỹ Dương Thị Tuyến, nguyên Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc đã có bài phát biểu tại hội nghị, bà nói “Tỉnh Vĩnh Phúc rất vui mừng được các GS, các nhà khoa học và Hội Toán học Hà Nội tới dự hội thảo khoa học tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Thay măt lãnh đạo tỉnh tôi xin có lời chào mừng, chúc sức khỏe tới các GS, nhà khoa học, nhà giáo các đại biểu từ nhiều tỉnh thành, nhiều trường Đại học về dự Hội thảo”. Trong bài phát biểu, bà đã giới thiệu tổng quan về tỉnh Vĩnh Phúc cùng với thành tựu 20 năm Giáo dục Vĩnh Phúc xây dựng và phát triển. Tên Vĩnh Phúc được chính thức đặt cho tỉnh vào tháng 2 năm 1950, sau đó đến năm 1969 sáp nhập với Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú và tái lập trở lại Vĩnh Phúc vào 01-01-1997. Tại thời điểm tái lập Vĩnh Phúc là một tỉnh nghèo, tổng thu ngân sách xấp xỉ 100 tỷ đồng. Nhờ sự đoàn kết, quyết tâm cao của nhân dân, sự năng động của cán bộ lãnh đạo các cấp mà Vĩnh Phúc sớm ổn định và phấn đấu vượt lên. Đến năm 2004 Vĩnh phúc đã thu 2400 tỷ, tự cân đối được ngân sách, có đóng góp về Trung ương. Đến năm 2016 đạt số thu 32.500 tỷ, xếp thứ 2 ở miền Bắc (sau Hà Nội) về thu nội địa. Từ nguồn thu ngân sách cao, tỉnh có điều kiện đầu tư trở lại cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, đầu tư phát triển y tế, giáo dục và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh.

Trong chăm lo phát triển kinh tế, Vĩnh Phúc cũng đồng thời chăm lo cho an sinh xã hội và phát triển giáo dục - đào tạo. Do nhân dân Vĩnh Phúc còn nghèo nên hệ thống giáo dục Mầm non và hệ thống giáo dục THPT ngoài công lập được công lập hóa (đầu tư xây dựng trường lớp, trả lương giáo viên bằng ngân sách tỉnh để mọi trẻ em đều có cơ hội tới trường và theo học hết phổ thông). Nhiều chính sách cho thầy, trò để khuyến học khuyến tài tạo nền móng từ giáo dục ở bậc học cơ sở. Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc được thành lập ngay năm 1997- năm tái lập tỉnh- Tỉnh và ngành giáo dục trực tiếp tuyển chọn thầy cô giáo giỏi, tâm huyết về trường. Chính sách cho thầy giỏi, trò giỏi được Sở GD-ĐT tham mưu, tỉnh quyết định sớm và rất mạnh dạn, như thưởng cho  học sinh đạt giải Vàng Quốc tế 50 triệu đồng/1 hs, Bạc 40 triệu đồng, Đồng 30 triệu đồng. Giáo viên có học sinh đạt giải, được thưởng như học sinh. Tỉnh tạo điều kiện và khuyến khích để giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đặc biệt quan tâm để ngành giáo dục, nhà trường được mời các GS, nhà giáo các trường Đại học, các Viện về đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ cho giáo viên trường THPT chuyên và các nhà trường trong tỉnh, đồng thời khuyến khích đi tham quan học tập trong, ngoài nước (đưa giáo viên sang Philippin đào tạo). Các đoàn học sinh Vĩnh phúc dự thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 thường đoạt giải từ 80%- 85%. Đã có 2 huy chương Vàng Quốc tế môn Toán, 1 huy chương Vàng Quốc tế môn Vật lý, nhiều huy chương Bạc, huy chương Đồng các môn Toán, Hóa, Sinh và Vật lý.

Những kết quả và bề dầy thành tích đạt được trong các năm qua của ngành giáo dục, thể hiện sự nhìn nhận đầy đủ, đúng đắn của tỉnh, từ đó có chính sách đầu tư, bước đi và phương pháp triển khai thực hiện cho ngành giáo dục đào tạo. Thay mặt các thế hệ lãnh đạo tỉnh, ngành giáo dục đào tạo Vĩnh Phúc bà Tuyến trân trọng cảm ơn GS. TSKH. NGND. Nguyễn Văn Mậu, các đồng chí lãnh đạo Bộ GD-ĐT, lãnh đạo trường Đại học KHTN – ĐHQG HN- các thời kỳ, cảm ơn các nhà khoa học giáo dục đã dành tâm huyết tình cảm cho sự nghiệp trồng người và đào tạo nhân tài của Vĩnh Phúc, cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ của các trường Đại học và các tỉnh bạn.

GS.TSKH. Trần Văn Nhung - Tổng Thư ký Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước, nguyên chủ tịch hội Toán học Hà Nội nhiệm kỳ II và III, với tư cách khách mời đã phát biểu trong phiên khai mạc. Ông kể vài kỷ niệm về 30 năm hội Toán học Hà Nội, về vai trò của toán học trong cuộc sống, dẫn lời GS. Tạ Quang Bửu “chỉ có những người thiển cận mới không thấy vai trò quan trọng của Toán học”  Ông ca ngợi người kế nhiệm của ông cùng PGS Trần Huy Hổ Phó Chủ tịch Hội đã làm được nhiều việc hữu ích cho Thủ đô và cả nước, mong GS. Mậu làm tiếp 70 năm nữa. Chúc Hội 70 năm tới đat nhiều thành tích kỳ vĩ 1987 - 2087.    TS. Vũ Đình Chuẩn đại diện Bộ Giáo dục Đào tạo phát biểu trong hội nghị, đã cảm ơn Hội Toán học Hà Nội, xác nhận sự đóng  góp tích cực của Hội  đối với sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện của ngành, chất lượng nói chung và chất lượng đào tạo mũi nhọn môn Toán của ngành, trong một số năm gần đây đã tăng lên rõ rệt.

PHIÊN TOÀN THỂ

          Phiên toàn thể diễn ra dưới sự điều khiển của 2  PGS. TS. Tạ Duy Phượng và Nguyễn Minh Tuấn . GS. TSKH Nguyễn Văn Mậu Chủ tịch hội Toán học Hà Nội phát biểu đề dẫn hội thảo. Có 8 báo cáo khoa học đăng ký thuyết trình tại hội thảo, do thiếu thời gian nên chỉ có 6 báo cáo được trình bày, đó là các báo cáo:

-         Định lý Pascal và một số áp dụng,              

PGS.TS Đàm Văn Nhỉ

-         Bất đẳng thức giữa các đại lượng trung bình,

TS Nguyễn Văn Ngọc

-         Về một bài toán thi IMO,                        

TS Đại tá Vũ Tiến Việt

-         Dãy số liên kết với một dãy cho trước,                

TS Nguyễn Việt Hải

-         Một số áp dụng đường đẳng giác của tam giác,

ThS Nguyễn Bá Đang

          2 báo cáo còn lại là báo cáo “Số hoàn hảo và số bạn bè” của tác giả Nguyễn Duy Liên, và báo cáo “Định lý STEWART và áp dụng” của Hoàng Minh Quân.

          Hội thảo kết thúc lúc 12h ngày 21 tháng 5 năm 2017. 

 

                                                            Tin và ảnh: Thẩm Ngọc Khuê

                                                        Phó Tổng thư ký Hội Toán học Hà Nội,

Một số hình ảnh ghi được tại Hội thảo ( xin mời bấm chuột theo đường dẫn .. )

[ Cập nhật: 29/5/2017; Thẩm Ngọc Khuê]
  • Về trang tin
    HMS.ORG.VN : Hội thảo khoa học chào mừng 30 năm Hội TOÁN HỌC HÀ NỘI
    Tin liên quan:\ Tin tức -Sự kiện
    SEMINAR GIẢI TÍCH ĐẠI SỐ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ, ĐHQG HÀ NỘI (13/4/2024)
    Nhằm thực hiện liên kết thường niên của khối các trường, viện, hội và đưa ứng dụng của các kết quả nghiên cứu vào giảng dạy, Hội Toán học Hà Nội tổ chức Seminar Giải tích – Đại số tại Trường Đại học Công nghệ ngày 4/4/2024. Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN là một trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, được thành lập vào năm 2004, địa chỉ tại 144 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội.


    [Cập nhật: 13/4/2024; Ban biên tập]

    Chi tiết..


    HỘI THẢO KHOA HỌC LIÊN KẾT CỦA HỘI TOÁN HỌC HÀ NỘI VÀ ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG (13/4/2024)
    Nhằm thực hiện các mục tiêu đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo về các chương trình bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ
    giáo viên đại học, cao đẳng và các trường THPT, đặc biệt là đưa các công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng vào giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, Hội Toán học Hà Nội và Trường Đại học Phương Đông đồng tổ chức hội thảo khoa học:
    Toán học và ứng dụng của Toán học trong một số ngành đào tạo đại học



    [Cập nhật: 13/4/2024; Ban biên tập]

    Chi tiết..


    SỘP-MỘT ĐẠI DIỆN CỦA MỘT THẾ HỆ TOÁN VIỆT NAM (11/4/2024)
    Tạ Duy Phượng
    1. Tôi băn khoăn khi đặt tít cho bài viết: Dùng từ Sộp hay Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Trần Văn Nhung… Sộp thì nghe dân dã quá, mà Giáo sư Tiến sĩ Khoa học thì nghe hơi trịnh trọng quá, mà vẫn chưa đủ, chả lẽ lại thêm: Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nguyên Tổng thư kí Hội đồng Học hàm học vị, rồi còn bao nhiêu thứ Nguyên khác (Nguyên Hội trưởng Hội toán học Hà Nội,…). Nhưng cuối cùng tôi quyết định dùng Sộp, vì Sộp nói lên được sự trưởng thành của cả một thế hệ vượt lên cái khổ của thời đại, và có lẽ bác Nhung cũng thích từ này, vì bác đã có cả một quyển sách tái bản 4 lần với tiêu đề Sộp thành nhà giáo cơ mà…



    [Cập nhật: 11/4/2024; Tạ Duy Phượng]

    Chi tiết..


    NGUYỄN VĂN MẬU-NGƯỜI LÀM TOÁN ĐẠT ĐẠO (11/4/2024)
    Tạ Duy Phượng
    Tôi băn khoăn nhiều khi quyết định viết bài này, vì nhiều lẽ…
    Thứ nhất, viết về Giáo sư Nguyễn Văn Mậu, một nhà toán học đáng kính, một nhà quản lí tài ba, một người mà phụ huynh, giáo viên và học trò cả nước biết đến với hàng trăm quyển sách toán sơ cấp và vai trò người dẫn dắt không chỉ các đội tuyển thi toán Quốc tế, mà còn là người Thầy của các thày giáo dạy chuyên và huấn luyện đội tuyển, người đào tạo cả chục nghiên cứu sinh và góp phần đào tạo một đội ngũ học sinh giỏi toán, đi thi toán Quốc tế, nay đã thành công và thành danh, không chỉ trong nước,…, liệu tôi có phạm thượng không?



    [Cập nhật: 11/4/2024; Tạ Duy Phượng]

    Chi tiết..



  • © 2009 Trang tin của Hội Toán học Hà Nội

    website: http://hms.org.vn

    Điện thoại: 04-35576851 Email: hmsmnv@gmail.com.